RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

Thi môn Kinh tế- chính trị (Đề 2)


2. Đồng chí hãy trình bày bản chất và các hình thức địa tô TBCN, ý nghĩa của lý luận địa tô TBCN của C Mác trong việc vận dụng, phát triển nông nghiệp ở nước ta hiện nay?
Là một đât nước nông nghiệp, triết học Mác Lê Nin, việc vận dụng sáng tạo lý luận địa tô đã đem lại cho đất nước ta những thành quả to lớn. Điều đó dã được chứng minh bằng những thành tựu nổi bật của đất nước ta nói chung, huyện Sông Hinh nói riêng trong lĩnh vực nông nghiệp những năm sau đổi mới, đặc biệt là trong những năm gần đây. Từ một nước đói ăn, thiếu mặc thời bao cấp vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện về vật chất cũng như tinh thần,  niềm tin của nhân dân với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ngày càng được củng cố. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nói chung ở địa phương cũng như các nơi khác vẫn bộc lộ nhiều tồn tại, đòi hỏi chúng ta cần lắm vững lý luận Mác-Lê Nin, đặc biệt và vấn đề địa tô, từ đó đưa có những giải pháp thực hiện đúng đắn nhất trong quá trình công tác.

Đi sâu nghiên cứu, trước hết chúng ta tìm hiểu khái niệm địa tô. Theo C.Mác, địa tô tư bản chủ nghĩa là một phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản kinh doanh trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản thuê đất nộp cho ông chủ
Cũng giống như địa tô phong kiến, địa tô tư bản có quyền sở hữu ruộng đất được thể hiện về mặt kinh, đồng thời là kết quả của sự bóc lột đối với người lao động. Tuy nhiên, trong địa tô phong kiến, toàn bộ sản phẩm thặng dư do nông dân tạo ra thuộc về địa chủ, còn TBCN địa tô là một phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân; Nếu địa tô phong kiến phản ánh mối quan hệ giữa hai giai cấp: địa chủ và nông dân, thì Địa tô TBCN phản ánh mối quan hệ ba giai cấp: Địa chủ- Tư bản kinh doanh trong nông nghiệp và giai cấp công nhân nông nghiệp làm thuê.
Hình thức bóc lột của CNTB trong nông nghiệp thể hiện ở các địa tô: Địa tô chênh lệch, địa tô tuyệt đối và địa tô độc quyền.
Địa tô chênh lệch được tính bằng công thức: lấy giá cả sản xuất chung trừ đi giá cả sản xuất cá biệt. Khác với công nghiệp, trong nông nghiệp, giá cả hàng hóa từ nông nghiệp được quyết định bởi chi phí sản xuất trên đất xấu nhất; bởi đất tốt, trung bình ít, còn đa phần là đất xấu. TBNC chia địa tô chênh lệch  làm hai loại: Đại tô chênh lệch 1 và địa tô chênh lệch 2.
Địa tô chênh lệch 1: thu được trên đất đai có điều liện tự nhiên thuận lợi, loại địa tô này chủ đất hưởng. đất đai màu mỡ mang lại hiệu quả sản xuất cao. Vị trí thuận lợi như gần nơi tiêu thụ hay đường giao thông thuận tiện, s tiết kim đưc mt phần ln chi phí lưu thông khi bán cùng mt giá; những người phải chi phí vn tải ít hơn đương nhiên được ởng mt khoản lợi nhuận siêu ngạch so với những người phải chi phí vận ti nhiều hơn,do đó mà địa tô chênh lệch.
Địa tô chênh lệch 2: Thu được do thâm canh mà có, loại địa tô này nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp hưởng.
Địa tô chênh lệch cho ta thấy, sản xuất trên đất tốt, trung bình sẽ tạo ra lợi nhuận siêu ngạch rất lớn, nhưng thực chất đó là lao động thặng dư của nông dân là ra, còn đất đai màu mỡ chỉ là điều kiện để cho năng suất cá biệt cao hơn để hình thành lợi nhuận siêu ngạch. Còn trên đất xấu, tư bản tìm mọi cách khai thác triệt để để tạo ra lợi nhuận siêu ngạch, khiến đất đai ngày càng cằn cỗi.
Địa tô tuyệt đối: là địa tô mà tất cả các nhà kinh doanh trong nông nghiệp đều phải nộp cho chủ đất dù ruộng đất đó tốt hay xấu. Trong nông nghiệp, tư bản đầu tư máy móc thiết bị ít hơn trong công nghiệp mà tăng số lượng người lao động, vì vậy giá trị thặng dư bóc lột sức lao động được nhiều. VD: có hai bản nông nghiệp bản công nghip ngang nhau,đều là 1000 chng hn; cấu tạo hữu cơ trong tư bản công nghiệp : 800c +200v +200m =1.200; trong nông nghiệp: 600c + 400 + 400v= 1.400.  Từ ví dụ trên ta thấy, giá trị thặng dư trong nông nghiệp lớn hơn công nghiệp 200 lần. Sau khi giữ cho mình một phần lợi nhuận bình quân, nhà tư bản nộp cho địa chủ phần lợi nhuận siêu ngạch gọi là địa tô tuyệt đối.
Ngoài hai loại địa tô cơ bản nêu trên, trong nông nghiệp còn có địa tô độc quyền. Đây là địa tô thu được trên những đất có điều kiện thiên nhiên đặc biệt có thể trồng được những cây quí hiếm, giá trị cao
Trong CNTB, đất xây dựng, hàm mỏ cũng mang lại lợi nhuận siêu nghạch ngoài lợi nhuận bình quân, vì vậy nhà tư bản thuê đất phải đóng địa tô cho chủ đất.

C. Mác là người đầu tiên nghiên cứu triệt để lý luận địa tô TBCN, xác định: địa tô do đâu mà có? Là do bóc lột sức lao động của người nông dân, đặc biệt là địa tô tuyệt đối.
Nghiên cứu lý luận địa tô của Mác có thể vận dụng phát triển ở nước ta như chính sách về đất đai, chính sách thuế, chính sách khuyến khích tâm canh tăng năng suất tăng năng suất lao động trong nông nghiệp.
Dưới chủ nghĩa tư bản, người chủ sở hữu ruộng đất là người được hưởng địa tô chênh lệc 1 và địa tô tuyệt đối. Đưới chủ nghĩa xã hội , lợi ích từ đất đai mang lại phải là lợi ích chung của toàn dân cho nên sau khi đảng ta giành được chính quyền, đã thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất là công hữu để toàn dân được hưởng địa tô chênh lệch I và địa tô tuyệt đối.
Việc quy định ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý là phù hợp với quy luật tiến hóa và xu hướng phát triển của nông nghiệp hiện đại. Việc miễn thu thuế nông nghiệp hiện nay là thực hiện “khoan thư sức dân” sau những năm chiến tranh, về thực chất là trao cả địa tô chênh lệch I cho nông dân. Tuy nhiên thuế nông nghiệp là để phục vụ trở lại cho phát triển nông nghiệp cả nước và hỗ trợ những vùng khó khăn, vì vậy, nhiều người cho rằng, không nên kéo dài chính sách này. Bởi vì, lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam được bảo vệ là nhờ công lao của toàn thể nhân dân, nhưng độ màu mỡ và vị trí của các vùng đất lại không đồng đều và do vậy, nếu tiếp tục miễn thuế nông nghiệp thì những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi được hưởng địa tô chênh lệch I, còn các vùng khó khăn chịu thiệt, sẽ không bảo đảm công bằng xã hội.
Đối với địa tô chênh lệc 2 là do thâm canh mà có, dưới CNTB nhà tư bàn kinh doanh trong nông nghiệp hưởng, còn dưới CNXH, Đảng nhà nước tiến hành quốc hữu hóa ruộng đất, giao ruộng đất lâu dài đến với người dân để người dân được hưởng. Đồng thời có những chính sách khuyến khích thâm canh để nông dân tăng năng suất lao động.
Cụ thể như ở huyện miền núi Sông Hinh (Phú Yên). Với đặc thù là huyện miền núi, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp, nhiều tập tục thói quen, trong lao động cũng như trong cuộc sống còn lạc hậu; Đời sống phàn lớn nhân dân dựa vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tài nguyên đất đồi, rừng rộng lớn, cụ thể là trông các cây lương lực, cây công nghiệp ngắn và dài ngày, nuôi bò, heo… Thực hiện chủ trương nhất quán của Đảng và nhà nước vè giao đất, giao rừng, huyện sông hinh đã có qui hoạch, định hướng phát triển nông nghiệp cụ thể, phù hợp với từng địa phương; song song với đó, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã quyết tâm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đội ngũ cán bộ được tăng cường, đạo tạo nâng cao chuyên môn, chính trị; không ngại xuống cơ sở điều tra, xác minh đảm bảm cấp sổ đúng đủ; hàng ngàn gấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, nông nghiệp, đất ở đã dài hạn (50 năm đối với đất trồng cây lâu năm, và 20 năm đối với đất khác) được cấp tận tay cho các hộ dân; nhờ vậy bà con nông dân yên tâm sản xuất lâu dài trên mảnh đất của mình.
Để tạo điều kiện cho nhân dân phát triển diện tích cây trồng vật nuôi, ngoài việc chỉ đạo các hội đoàn thể phối hợp tốt với ngân hàng chinh sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn, giúp bà con nông dân tiếp cận với các nguồn vốn vay hỗ trợ sản xuất; huyện tranh thủ nhiều nguồn vốn khác nhau để kiên cố các tuyến đường giao thông  đến các trung tâm xã; mở rọng nhiều tuyến đường nội đồng với yêu cầu đảm bảo cho xe vận tải qua lại được. Nhờ vậy đến nay đường về các xã đã được kiên cố hóa, phần lớn đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa; Quốc lộ 29 cùng với đường ĐT 649 chạy dọc qua huyện mới hoàn thành đã mử ra hướng phát triển mới cho các xã vùng đồng bào dân tộc như xã Sông Hinh, E Ea Trol, Đức Bình Tây. Bên cạnh đó nhiều địa phương đã làm tốt công tác dân vận, huy động tiền của trong nhân dân để mở rộng các tuyến đường nội đồng. Tiêu biểu như xã Đức Bình Tây làm tuyến đường số 9 từ Suối Cầu thôn Tuy Bình giáp đường DT 649 và tuyến từ ĐT 649 đến đất ông Ba Phước với tổng số tiền 80 triệu; Tu sửa tuyến đường nội đồng từ khu vực hòn O thôn Tuy Bình và tuyến từ đường nội đồng từ Hố Chưng Bầu đi đồng cỏ thôn Đồng Phú với tổng số tiền 24 triệu đồng do nhân dân đóng góp.
Cùng với việc đầu tư xây dựng các công tronhf thủy lợi vừa như: Công trìn thuye lựi buôn Chao, công trình thủy lợi buôn Ken, xã Ea Bá cấp nước tới cho gần 300 lúa 2 vụ, Cong trình thuye lợi Tân Lập, Ea Ly, 120 hecta; Đập dâng nước Ea Tron với hàng ngàn mét kênh thủy lợi; công trình thủy lợi sau thủy ddienj Sông Ba ở buôn Quang dù, Đức Bình Tây; thủy lợi sau thủy điện Sông Hinh ở xã Sơn Giang; trạm bơm chí thán Đức Bình Đông; Hồ thủy lợi buôn Dức Ea Trol; hồ thủy lợi buôn La Bách, thị trấn Hai Riêng… Nhờ vậy từ chỗ chỉ có vài chục hecta lúa nước đến nay diện tích lúa nước của huyện Sông Hinh đã tăng lên hơn 3.000 hec ta, năng suất trung bình 45 tạ hec ta. Một sào lúa nước bằng cả hec ta lúa rẫy. Nhờ vậy đã chấm rứt cảnh thiếu ăn giáp hạt ở vùng dân tộc thiểu số.
Để có kết quả đó phải nói đến những chủ trương chính sách sáng tạo trong đất đai. Tiêu biểu như việc đổi đất rẫy lấy ruộng lúa nước ở Ea Trol. Sau khi công trình thủy lợi đập dâng Ea Trol hoàn thành, huyện Sông Hinh thực hiện chủ trương vận động nhân dân để thu hồi, hỗ trợ đền bù những diện tích đất rẫy thuận lợi ở hai bên kênh dẫn nước, sau đó đầu tư tiền của san ủi, phân lô, thành ruộng rồi chia đề cho các khẩu trong xã; đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách trồng lúa nước bằng cách cầm tay chỉ việc ngay tại ruộng; nhờ vậy đến nay đồng bào dân tộc thiểu số đã sản xuất thành thạo cây lúa nước; lúa gạo dư dả ăn quanh năm mà còn có để bán lấy tiền cải thiện đời sống.
Để nâng cao năng suất cây trồng, nhiều địa phương đã có những bước đi đúng hướng, phù hợp như xã Sơn Giang qui hoạch thành vùng mía có tưới tập trung với diện tích 200 hecta; Ở những diện tích này, năng suất tăng gấp rưỡi so với trồng thường (bình thường, trong bình mía ở đây đạt 70 tấn/ha; nhưng ở mô hình có tưới đã tăng lên 90 tấn/ha); nhờ vậy người trồng mía vẫn có lãi cao mặc dù giá cả xuống thấp.
Hoặc như ở xã Ea Ly, huyện Sông Hinh; Để giúp bà con dâ tộc thiểu số Ê Đê ở Buôn Zô từ bỏ những cây trồng lạc hậu giá trị thấp sang trồng mía; Chính quyền xã chú trọng đầu tư sửa chữa nâng cấp đường vào buôn; đường nội đồng; tến từng nhà tuyên truyền vận động; phối hợp với nhà máy xuống tận nơi để giải thích các chủ trương chính sách đầu tư, yeu tiên bảo hiểm giá, đầu tư phân bón, giống, kỹ thuật… nhờ vậu đồng bào ở đây đã mạnh dạn trồng mía; từ chỗ chỉ vài chục hec ta đén nay hầu hất các hộ dân trong buôn đã chuyển sang trồng mía; khí hậu thuận lợi, chăm sóc đúng kỹ thuật nên năng suất mía ở đay đền cao hơn các nơi khác hơn chục tấn mỗi hec ta; nhiều hộ đã xây được nhà kiên cố, mua được xe máy, ti vi, máy cày… nhờ mía.
Chính sách hỗ trợ nông dân còn thể hiện ở việc đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Với huyện Sông Hinh, đặc biệt là đối với các cây trồng chủ lực là sắn, mía, cà phê, cao su. Đến năm 2012, điệt cích cao su tuàn huyện đã nâng lên đến 2.800ha trong đó 1000ha đã khai thác mủ; diện tích mía 4000; tăng 400 ha so với năm trước; diện tích săn hơn 8.000 ha, tăng 2.000 ha so với năm trước; Thực tế đã khẳng định, những năm qua, đây là các cây trồng có ý nghĩa lớn giúp người dân sông hinh xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng cho bà con nông dân. Xác định tầm quan trọng đó; ngoài các chính sách nêu trên; huyện phối hợp tốt với các công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa, nhà máy sắn POCOCEV; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ea Bá để thành lập các ban điều hành tổ chức thu mua sản phẩm một cách hài hòa đôi bên cùng có lợi. Đáng chú ý huyện đã tạo điều kiện cho công ty Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Phúc Nguyên, Xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su công suất 5000 tấn mủ khô, với cong suất này đảm bảo tiêu thụ hết mủ cho 6.000 hec ta cao su theo qui hoạch của huyện.
Chính sách đất đai ổn định, lâu dài đã tạo tâm lý cho bà con nhân dân huyện Sông Hinh yên tâm đầu tư sản xuất thâm canh nâng cao năng suất cây trồng; ý thức bảo vệ đất, được nâng lên; các loại phân hóa học dần được hạn chế, thay vào đó là các loại phân vi sinh, phân chuồng; nhưng nơi đất đai cằn cỗi, đồi đá được tận dụng trồng rừng. Đất trồng sắn nhiều năm được cải tạo bằng các cây khác như trồng dưa, cây họ đậu… Ngoài các cây công ngiệp ngắn và dài ngày đã khẳng định được vị thế; một số cây công nghiệp dài ngày khác đang được triển khai thử nghiệm như mac ca, ca cao… Trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi ngày càng mở rộng, như mô hình như trồng cao su nuôi bò, trồng mía, diện tích hàng chục hecta, giải quyết lao động thường xuyên từ 5 đến 10 người và hàng trăm lao động thời vụ; lợi nhuận hàng năm từ 200 đến 300 triệu đồng. Tính toàn huyện đến nay có khoảng 200 trang trại. Điều đó càng cho thấy những chính sách đúng đắn của Đảng, nhà nước về đất đai đối với người nông dân.
Tuy nhiên vấn đề nông nghiệp trên địa bàn huyện còn bộ lộ nhiều hạn chế như: Trình độ nhận thức của đồng bào thiểu số thấp nên rất e ngại với việc chuyển đổi, thâm canh nâng cao hiệu quả sản xuất; Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chạm so với yêu cầu đề ra; tình trang tranh chấp đất đai, nhất là đất ông, đất bà còn diễn ra nhiều nơi…
Giải pháp trong thời gian tới là cần tăng cường công tác tuyên truyền vận động, chú trọng tuyên truyền giáo dục trực tiếp bằng tiếng đồng bào dan tộc, bằng những việc làm mang tình “cầm tay chỉ việc”, đối với đồng bào dân tộc thiểu số; Tìm hiểu giải quyết tận gốc vấn đề tranh cấp đát đai ngay từ cơ sở; đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, cấp gấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân; Xây dựng các mô hình chuyên canh, thâm canh để bà con học tập; Khuyến khcis nông dân dồn điền đổi thửa để tạo thuận lợi cho áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất…
Tóm lại, nhờ việc vận dụng sáng tạo triết học Mac- LN, nhất là lý luận dịa tô, Đảng, nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách đúng đắn trong lĩnh vực nông nghiệp như giao đất lâu dài để người dân chủ động sản xuất, những chính sách khuyến khích thâm canh tăng năng xuất cây trồng, chính sách miễn giảm thuế… . Thành quả mang lại đã được chứng minh ngày càng rõ nét từ thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình đó vãn còn bộc lộ nhiều hạn chế như đất đai còn manh mún, nhỏ lẻ trở ngại lớn đến việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng học tập, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn; gắn với thực tiễn để có tư tưởng, nhận thức đúng; từ đó là nhân tố tích cực để tuyen truyền, vận động, góp phần đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, NN vào cuộc sống và mang lại hiệu quả cao nhất.
Liên hệ bản thân

0 nhận xét:

Đăng nhận xét