RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dân vận)


Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định công tác dân vận, vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định cho sự thành bại của cách mạng. Đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những yêu cầu nhiệm vụ mới, tiếp tục nghiên cứu tư tưởng Hồ CHí Minh về dân vận sẽ là kim chỉ nam dẫn đường chỉ lối để toàn Đảng, toàn dân ta tạo thành khối đại đoàn kết thống nhất, tạo lên sức mạnh tổng hợp, vượt qua mọi khó khăn thác thức, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

DÂN VÀ DÂN VẬN TRONG TƯ TƯỞNG HCM
Mang theo truyền thống trọng dân của dân tộc, HCM đến với chủ nghĩa Mác Lê Nin và Người khẳng định: “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ khoog phải việc một hai người”. Theo HCM, dân là bao gồm tất cả những ai nhận mìn là con dân nước việt, con lạc, cháu hồng, con rồng cháu tiên, không phân biệt vùng miền, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, sang hèn, giàu nghèo.
            Dân vận có vai trò, vị trí quan trọng đối với cách mnagj Việt Nam. Hồ chí Minh khẳng định: cách mnagj là sự nghiệp của quần chúng, nhưng sức mạnh của quần chúng chỉ có thể lật đổ ché độ thực dân, phong kiến, giải phongsdaan tộc, giải phóng chính mình khi được dẫn dắt bởi một đảng tiền phong. Tư tưởng dân vận của HCM được thể hiện qua một loạt các tác phẩm như: Đường cách mệnh, Sửa đổi lối làm việc, Dân Vận, Đời sống mới… Thông qua các tác phẩm này, cho ta thấy, thực chất của dân vận là để có được lực lượng to lớn, mạnh mẽ của nhân dân. HCM chỉ rõ, nếu không có dân, Đảng không có lực lượng; “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân dận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Thực tế cho thấy, tư tưởng dânvận của HCM đã góp phần quan trọng khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; đánh bại các thế lực sừng sỏ đế quốc Pháp Mỹ, thống nhất hai miền nam bắc về cùng một mối cũng như những kết quả đáng phấn khởi trong sự nghiệp đổi mới.
           
            NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HCM VỀ CONG TÁC DÂN VẬN
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, hai nội dung lớn quyết địn đén thắng lợi của công tác dân vận đó là: Thực hiện đúng qui trình dân vận và vai trò của lực lượng phụ trách dân vận.
I. Hồ chí minh đã chỉ ra quy trình công tác dân vận từ năm 1949 như sau:
“Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng…
Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiế kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên tỏ chức toàn dân thi hành.
Trongthi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân.
Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm tra thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng”.
Quán triệt tư tưởng HCM về dân vận, từ thực tiễn đổi mới công tác dân vận ở địa phương,  Đại hội IX tháng 4/2001 của Đảng chính thức khẳng định qui trình côn tác dân vận là: “Dân biết, dan bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Theo đó gồm 4 bước sau đây:
1.      Giải trình cho dan hiểu rõ quyền lợi và nhiệm vụ của họ (dân biết). Đây là khâu đầu tiên của quy trìn dân vận và cũng là khâu đầu tiên thể hiện quyền làm chủ của nhân dân. Theo quy chế dân chủ ở xã, ban hành kèm theo nghị định  số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998, những việc công khai cho dân biết như sau:
-         Chính sách pháp luật của nhà nước
-         Các qui định của nhà nước và chính quyền địa phương về chủ trương, chinh sách các công việc có liên quan đến dân
-         Kế hoạch phát triển kih tế xã hội dài hạn và hàng năm của xã
-         Qui hoạch, kế hoạch đầu tư sử dụng đất đai
-         Các nghị quyết của hội ddoonghf nhân dân và quyết định của UBND xã và cấp trên liên quan đén địa phương
-         Dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm
-         Dự toàn và quyết toán thu chi các quĩ, dự án, các khoản huy động sức dân xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộngj
-         Các chwng trình, dự án do nhà nwowvs, các tổ chức và cá nhân đầu tư tài trợ trực tiếp cho xã
-         Củ trương kế hoạch vay vốn sản xuát xóa đói giảm nghèo
-         Điều chỉnh địa giứ hành chính xã và các đơn vị liên quan đến xã
-         Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực ở đị phwng
-         Công tác vă hóa xã hôi, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội
-         Sơ kết, tổng kết của HĐND, UBD

2. Bàn bạc với dân, hỏi ý kiến, kinh nghiệm của dân (dân bàn). Dân biết, dan bàn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Người dan chỉ bàn những  điều họ biết, không thể bàn với những gì chư biets hoặc không biết. Theo Hồ CM có hai cách  làm việc với dân chúng:
Thứ nhất làm việc theo quan liêu, nghĩa là cái gì cũngs mệnhj lệnh, bắt dân chúng theo
Thứ hai: Làm theo cách quần chúng: Việc gì cũng hỏi ý kiến, cùng dân bàn bạc.
Vận dụng TT HCM, và tư thực thế, Qui chế dân chủ qui định những điều dân bàn và quyết địn trực tiếp ở thôn, buôn: Chủ tương mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trìn phúc lợi công cộng; Lập thu chi các loại quĩ trong khuôn khổ pháp luật;  Xây dựng huong ước, qui ước làng văn hóa, nếp sống văn minh, bài trừ mê tín dị đoan; Các công việc nội bộ trong bản làng phù hợp với pháp luật; Thành lập Ban giám sát xây dựng công trình do dân đóng góp ; Tổ chức bảo vệ sản xuất kinh doanh.

3. Động viên và tổ chức nhân dân thi hành (dân làm). Đay là khâu tổ chức phong trào quần chúng hành đọng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước để thực hiện những công việc về kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Trong dân làm cần đề phòng hai khuynh hướng: Buông lỏng lãnh đạo quản lý để dân làm một cách tự phát và khuynh hướng quan liêu, độc đoán hạn chế hoặc triệt tiêu tính độc lập sáng tạo của dân.
4. Cùng với dân kiểm thảo, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng (dân kiểm tra). Đây là khâu cuối cùng của qui trình dân vận. Dân kiểm tra là xem xét những việc đã biết, đàn bàn, đã làm, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhân dân của hệ thống chính trị. Những việc dân ở xã giám sát kiểm tra gồm có:
Hoạt động của HĐND, UBND; Kết quả thực hiện nghị quyết của HĐND và UBND; Hoạt động của đại biểu HĐND, CB hoạt động tại địa phương; Giải quyết khiếu nại tố cáo của dan; Dự toán và quyết toán ngân sách xã; Kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình do nhân dân đóng góp; Quản lý và sử dụng đất đai; Thu chi các quĩ và lệ phí theo qui định nhà nước và những khoản đóng góp của nhân dân; Kết quả thanh tra, kiểm tra các vụ việc tham nhũng liên quan đến CB xã; Việc thực hiện các chế độc chính sách ưu đãi, chăm soc thương binh, gia đình liệt sỹ người có công và đối tượng CSXH.

            II. Trong tác phảm dân vận, HCM đặt hai câu hỏi: Ai phụ trách dân vận? Dân vận phải như thế nào? Nghiên cứu trả lời hai câu hỏi trên của HCM giúp chúng ta hiểu rõ lực lượng phụ trách công tác dân vận.
            Thứ nhất là: Đảng, NN, các đoàn thể nhân dân phải phụ trách công tác dân vận.
Theo Bác: Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả các đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân đều phải phụ trách dân vận; chính quyền không những cần phải làm công tác dân vận mà còn có điều kiện để làm công tác dân vận. Bác chỉ rõ: Cán bộ chính quyền và cán bộ đoàn thể địa phương phải cùng nhau bàn tính kỹ càng, cùng chia công rõ rệt, rồi cùng nhau đi giải thích cho dân hiểu, cổ động dân, giúp dân đặt kế hoạch, tổ chức nhân công, sắp xếp việc làm, khuyến khích, đôn đốc, theo dõi, giúp đỡ dân giải quyết những điều khó khăn...;
Thứ hai là:  Cán bộ là công tác dân vận.
Theo HCM cán bộ là cái gốc của công việc, mọi việc thành hay bại đều do cán bộ tốt hay kém. HCM đòi hỏi “người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng noi, tay làm”.  Người dặc biệt nhấn mạnh, “phải thật thà nhúng tay vào việc, có nghĩa là người cán bộ dân vận phải cùng lao động, sản xuất, chiến đấu với dân. Khi đã thực sự nhúng tay vào việc, người cán bộ không chỉ hòa mìn vào dân, hiểu được niềm vui, nỗi buồn của dân mà còn trực tiếp góp phần vào việc naang cao đời soong svaatj chất và tinh thần của nhân dân.
            Một yeu cầu mang tínhs nguyên tắc nữa là  người làm dan vận phải sau sát thực tế, gắn bó chặt chẽ vowis nhaan dân; lawngs nghe ý kiến của dân chúng; đó là nền tảng, lực lượng của Đảng, nhờ đó mà đảng thắng lợi
Những đòi hỏi về tiêu chuẩn và phong cachs của người làm dân vận do HCM nêu lên từ mấy chục năm trước vẫn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của người cá bộ dân vận trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.

TƯ TƯỞNG HCM VỀ DÂN VẬN TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI
Đại hội VI của Đảng đã rút ra bài học hàng đầu: “Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”. Kể từ đó đến nay, Đảng ban hành nhiều chỉ thị nghị quyết, Luật… nhằm tăng cường công tác daan vaanj ở cơ sở. Gần đay nhất Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã giàn nhiều thời gian bàn bạc và ra Nghị quyết về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.” Hội nghị khẳng dịnh: Suốt những năm qua, Đảng ta đã lãnh đạo việc tuyên truyền, vận động thực hiện nghị quyết, chỉ thị có trọng tâm, trọng điểm. Các cơ quan tham mưu của Đảng về dân vận, các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp ủy Đảng xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai và bằng nhiều hình thức khác nhau đã vận động nhân dân thực hiện, đưa nghị quyết vào cuộc sống. Công tác dân vận của Đảng được đổi mới phù hợp với từng giai đoạn, đối tượng, lĩnh vực. Công tác cán bộ dân vận ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, vai trò của các cơ quan thông tấn, báo chí, của lực lượng vũ trang và vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác dân vận không ngừng phát huy.
Tuy nhiên, cũng phải nghiêm túc nhận rõ tình hình cấp bách hiện nay là: Nhân dân rất bức xúc trước tình trạng thoái hóa, biến chất, quan liêu, mất dân chủ, thiếu gương mẫu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy danh hiệu thi đua của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức, có quyền; những tiêu cực trong y tế, giáo dục; tình hình thiếu trách nhiệm, yếu kém trong lãnh đạo của các tổ chức Đảng, yếu kém trong quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của các cơ quan Nhà nước, của chính quyền các cấp để thất thoát lớn tài sản Nhà nước; những người có chức, có quyền khi sai phạm chưa được xử lý nghiêm, một số vụ sai phạm lớn nhưng người đứng đầu, quản lý, điều hành không bị kỷ luật, không chịu trách nhiệm và tình hình xuống cấp đạo đức xã hội, tội phạm hình sự, nạn cờ bạc, ma túy, tai nạn giao thông… tăng cao.
Sau hơn một năm triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, tuy đã đạt được những kết quả bước đầu, song còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đề ra và mong đợi của nhân dân. Chính vì vậy đòi hỏi Đảng phải có những giải pháp lãnh đạo phát huy cao độ vai trò của nhân dân tham gia giải quyết hình hình cấp bách hiện nay.
Xuất phát từ thực trang đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khóa XI đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài sau đây:
Mục tiêu lớn nhất của công tác dân vận trong tình hình mới chính là tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận để củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo ra  phong trào quần chúng rộng lớn, xây dựng và bảo vệ đất nước, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để hiện thực hóa mục tiêu trên rất cần những giải pháp đồng bộ và phù hợp với tình hình đất nước trên cơ sở kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được. Những giải pháp đó là:
Một là, tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề  cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; tập trung giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc của nhân dân, củng cố lòng tin, tăng cường quan hệ máu thịt của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Hai là, tiếp tục quán triệt, làm chuyển biến nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò công tác dân vận, về chủ trương tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng trong tình hình mới.
Ba là, tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của chính quyền các cấp đối với công tác dân vận.
Bốn là, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững độc lập chủ quyền, an ninh chính trị.
Năm là, đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội quần chúng; khắc phục có hiệu quả bệnh hành chính hóa.
Sáu là, quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức, bộ máy, đội ngũ các bộ Ban Dân vận, Mặt trận, đoàn thể nhân dân các cấp, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ công tác dân vận cho cán bộ Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp.
Bảy là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác dân vận.

LIÊN HỆ ĐỊA PHƯƠNG
Sông Hinh là huyện miền núi, có hơn 10 hộ, gần 5 nghìn khẩu, trong đó có gần 50% là người đồng bào dan tộc thiểu số Đặc thù là huyện niền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi hội tụ 17 dân tộc cùng sin sống; với điểm xuất phát thấp, trình độ dân trí thấp, không đồng đều; đồngbào dân tộc thiểu số ống rãi rác, đó là những hạn chế không nhỏ. Tuy nhiên nhờ làm tốt công tác dân vận, tình hình kinh tế, văn hóa xã hội đã có bwowc sphats triển,  an ninh quốc phòng địa phương được giữ vững.
Về chính trị, mặc dù là huyện mới thành lập, dân cư sống rải rác, nhiều thành phần dân tộc thiểu số khác nhau… Nhwg đến nay hầu hết các thôn, buôn, khu phố, trường học, trạm y tế… đều đã có chi bộ. Đội ngũ cán bộ từ huyện đén cơ sở từng bowcs được đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; các thôn buôn trọng điểm vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo được tăng cường cán bộ dân vận; vì vậy công tác đảng ở cơ sở ngày càng có vai trò rõ nét; chính quyền từ huyện đến cơ sở cải cách theo hướng phục vụ nhân dân; Qui chế dân chủ ngày càng được mở rộng, đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở bám sát phương trâm “Dân biếts dân bàn, dân làm dân kiểm tra”; lãnh đạo huyện xã định kỳ hàng quí xuống địa phương tiếp xúc đối thọai, lắng nghe, kịp thời giải quyết các ý kiến, kiến nghị và nguyện vọng của nhân dan; Mặt trận các cấp tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc giữa đại biểu quốc hội, HĐND với cử tri trước và sau các kỳ họp; Các phiên họp quốc hội, hoặc các kỳ họp HĐND xã được Đài TT-TH huyện và các đài xã tiếp phát trực tiếp phục vụ nhân dân tiện theo dõi; Vì vậy niền tin của nhâ dân với Đảng, chính quyền ngày càng được củng cố ngay từ cơ sở.
            Công tác dân vận ở địa phương đã được chứng minh qua những nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ như triển khai chương trình bê tông hóa đường giao thông nông thôn theo đề án của HĐND tỉnh Phú Yên; nội dung của trương trình được phổ biến đến từng người dân, tổ chức cho dân bàn bạc, cho ý kiến và quyết định; nhờ vậy nhân dân đòng tình ủng hộ sãn sàng góp công, góp của cùng với sự hỗ trợ xi măng của tỉnh xây dựng hàng chục km đường giao thông theo tiêu chuản nông thôn mới; đáng phản khởi hàng chụ hộ dân đã tự nguyện hiến hàng nghìn mét vung đất thổ cư để làm đường. Tiêu biểu như ở xã Sơn Giang, Đức Bình Đông, Ea Lâm. Hoặc trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nôi trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhờ sự đi đầu của đội ngũ cán bộ đảng viên như Ma Đuông, xã Ea Bar, đi đầu trồng cao su mỗi năm lợi nhuận hàng trăm triệu đồng; Mí cách, buôn Zô Ea Lâm, đi đầu trồng mía cao sản; hay Nay Y Sâm, Bí thư đảng ủy xã Ea Bá chuyển trồng lúa thuần sang trồng lúa lai… mang lại hiệu quả cao. Nhờ vậy mà đồng bào dân tộc thiểu số đã từ bỏ tập quán canh tác lạc hầu sang việc đầu tư thâm canh chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, góp phần không nhỏ vào việc xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng ở địa phương.
            Tuy nhiên, công tác dấn vận trên địa bàn huyện Sông Hinh vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Một bọ phận cán bộ, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn yếu, kém năng lực, chưa thu huát được đông đảo quần chúng nhân dân; coon gatsc cải cách hành chính có đổi mới, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, đôi khi gây phiền hà cho nhân dân; việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri đôi khi chưa giải quyết kịp thời dân đến thư tưởng một số người dân không thực sự tin tưởng vào HĐND các cấp…
            Giải pháp trong thời gian đén, theo tôi các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận các hội đoàn thể cần đẩy mạnh hơn nữa ý việc tuyên truyền ý nghĩa, tầm quan trọng của coongtacs dân vận trong sự nghiệp đổimới; Tuyển chọn từ thực tế những cán bộ có năng lực, trình độ, uy tín, nhietj tình, tâm huyến để làm công tác dân vận; có kế hoạch, thực hiện tốt kế hoạch, chiến lược đào tạo và sử dụng cán bộ, nhất là với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; giải quyết kịp thời các ý kiens, kiến nghị của cử tri…

Tóm lại, trong xu thế hội nhập quốc tế, trong điều kiện kinh tế thị trường, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh, các thế lực thù địch tìm mọi cách để chống phá thành quả của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Hơn bao giờ hết, trong thời gian tới, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, học tập nâng cao trình độ chuyen môn, chính trị, phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân. Tất cả những hành động thiết thực này sẽ tạo nên sự đồng thuận cũng như sức mạnh đưa chủ trương, chính sách của Đảng đến với quần chúng, tổ chức quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét