RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Nhà nước dân chủ nhân dân)


Suốt cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh mang trong mình hoài bão và chí hướng kiên định đấu tranh để Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc. Từ lý tưởng cao cả đó mà người thanh niên Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi hiểm nguy quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Để tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, Người đã đi đến nhiều nước có nền kinh tế, chính trị khác nhau, đã sống, làm việc, trực tiếp chứng kiến cuộc sống thực tế tại các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á... Mang theo tấm lòng yêu nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc cùng với vốn hiểu biết về văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây để trở thành Người Cộng sản duy nhất ở một nước thuộc địa ngay tại chính quốc Pháp. Người đã nghiên cứu kỹ nhà nước của các nước tư bản lớn như: Pháp, Mỹ và các thành quả cũng như mục tiêu của Cách mạng Tháng Mười Nga với sự ra đời của nhà nước xô Viết. Từ đó Hồ Chí Minh đã chọn con đường của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và vận dụng sáng tạo những bài học của Cách mạng Tháng 10 Nga để lãnh đạo cách mạng Việt Nam thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng nền độc lập - tự do. Cũng từ đó, Hồ Chí Minh đã dần hình thành tư tưởng xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân, nhà nước của dân, do dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân tập trung chủ yếu ở ba nội dung sau đây:
Một là:  Nhà nước của dân, do dân, vì dân
+ Nhà nước của dân: Tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Nhất quán với tư tưởng ấy suốt 24 năm làm chủ tịch nước, hai lần làm trưởng ban soạn thảo hiến pháp năm 1946, 1959 Hồ Chí Minh đã thể hiện trên thực tế.
- Điều 1 Hiến pháp 1945: “Nước Việt Nam là nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, tôn giáo”.
- Điều 32 Hiến pháp 1946: …Những việc có liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết.
Hồ Chí Minh xác định vị thế của dân, dân là chủ. Dân làm chủ nghĩa là đề cập tới quyền lợi và nghĩa vụ của dân. Trong nhà nước dân chủ, nhân dân có quyền làm bất cứ việc gì mà Pháp luật không cấm. Đồng thời nhân dân có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước bằng mọi nỗ lực xây dựng thiết chế dân chủ để phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Những vị đại diện của dân do dân cử ra, phải thật sự làm công bộc của dân. Điều này nhắc nhở những đại biểu của dân phải làm đúng chức trách và vị thế của mình không được “cậy thế” khinh dân, “quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân chứ không phải là để cậy thế với dân.”
- Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh khai sinh 2 tháng 9 năm 1945 là nhà nước chưa từng có trong lịch sử Việt Nam hướng tới trở thành nhà nước tiến bộ nhất trong lịch sử nhân loại.
+  Nhà nước do dân
- Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Đó là nhà nước do dân lựa chọn bầu ra những đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực các cấp. Hoạt động của nhà nước là do dân ủng hộ, giúp đỡ để duy trì bộ máy. Nhân dân lại phê bình, giúp đỡ để nhà nước tiến bộ. Vì vậy Hồ Chí Minh nhấn mạnh tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân, nhưng cũng phải làm cho dân hiểu, dân giác ngộ để thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình.
- Hồ Chí Minh chỉ rõ: Việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần”. Quyền lợi, quyền hạn luôn đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân.
+  Nhà nước vì dân
Đó là nhà nước phục vụ lợi ích chính đáng và nguyện vọng của nhân dân không có đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch, vững mạnh, thật sự cần kiệm liêm chính. Cụ thể: Nhà nước phải lấy nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích, nguyện vọng của nhân dân là mục đích chính. Mọi đường lối, chính sách đều nhằm đưa lại quyền lợi cho dân. Đó là nhà nước phải quan tâm tới từng quyết sách việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Người luôn tâm niệm cả cuộc đời “chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi của tổ chức và hạnh phúc của quốc dân” là làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành. Cán bộ nhà nước mới dù bất kỳ cương vị nào cũng phải là công bộc của dân. Cán bộ nhà nước, không chỉ là người phục vụ mà đồng thời phải là người lãnh đạo, hướng dẫn cho nhân dân xây dựng cuộc sống mới ấm no hạnh phúc.

Hai là, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta.
Nhà nước ta dược thành lập theo các nguyên tắc phổ biến của chủ nghĩa Mác Lê Nin về nhà nước chuyên chế vô sản xã hội chủ nghĩa nói chung. Do đó khi áp dụng Bác yêu cầu phải áp dụng sáng tạo, không rập khuôn máy móc ví dụ như ở Trung Quốc hayy Việt nam chúng ta hienj nay. Cũng phải nói thêm rằng, nhà nước XHCN ở  Liên xô sụp đổ là do vận dụng sai nguyên tắc, chứ không phải chủ nghĩa Mác Lê Nin nỗi thời nh những kẻ phản động nói.
Nhà nước luôn đạt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Hiện nay các thế lực thù địch lợi dụng cho rằng Đảng công sản không dân chủ, độc tài, đòi đa đảng. Thực chất đây là thủ đoạn  để hình thành đa chính trị. Thực tế dân chủ không phụ thuộc vào một đảng hay nhiều đảng mà dân chủ nhằm phục vụ cho ai. Khác với giai cấp tư sản, cho dù dan chủ đến mức nào cũng chỉ là phục vụ cho chính giai cấp tư sản. Như vậy dâ chủ chỉ phụ thuộc bản chất và cho giai cấp nào chứ không phụ thuộc độc đảng hay đa đảng. Nếu xảy ra bất biến,người chịu nhiều thiệt thòi nhất vẫn là nhân dân lao động. Vì vậy bất kỳ hoàn cảnh nào nhà nước vẫn đạt duy nhất là đảng cộng sản lãnh đạo.
Nhà nước ta vận hành theo nguyên tắc dân chủ tập trung. Cơ sở xã hội của nhà nước là khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là công nông liên minh, trí thức. Vì đây là lực lượng đông đảo trog xã hội
Nhà nước được tổ chức hoạt động theo nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng trong tổ chức hoạt động có sự phân công lành mạnh về chức năng, nhiệm vụ giữa quyền lập pháp , hành pháp, tư pháp. Vì chủ thể nhà nước là nhân dân, nhân dân là người làm chủ.
Nhà nước quản lý điều hành xã hội bằng pháp luật, mà pháp luật đó đại biểu cho ý trí, nguyện vọng,lợi ích của giai cấp công nhân và đông đảo quần chungsnhan dân lao động. Với tư tản, nó đại diện cho giuai cấp tư sản; nhà nước phong kiến, pháp luật đại diện cho giai cấp địa chủ phong kiến.
Ba là, quan diểm hồ chí Minh về  nhà nước pháp quyền.
Trước hết phải là nhà nước hợp pháp, hợp hiến. Hợp pháp là do nhân dân bầu ra, hợp hiến là điều hành theo hiến pháp và pháp luật
Nhà nước pháp quyền là nhà nước phải thể hiện việc điều hành quản lý xã hội bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. Pháp luật và dân chủ phải đi đôi, dân chủ phải thế chế bằng pháp luật và pháp luật đảm bảo dân chủ. Bác nói “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”, tức là mọi việc phải chi phối theo pháp luật, của tự nhiên của tạo hóa, của chính nghĩa, lẽ phải, đạo lý.
Để pháp luật được thục thi và đi vào cuộc sống phải có giáo dục tuyên truyền
Pháp trị kết hợp với đức trị là nét nổi bật trong ý tưởng trị nước của chủ tich jHof chí Minh
Bốn là, vấn đề xây dựng bộ máy cán bộ công chức nhà nước
+ Xây dựng bộ máy nhà nước gọn nhẹ, cơ cấu hợp lý.
- Xây dựng quốc hội thành cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý trí và nguyện vọng của nhân dân, của cả nước
- Xây dựng chính phủ thành cơ quan hành chính cao nhất, thực sự mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân.
- Xây dựng bộ máy tư pháp có tính độc lập tương đối, dân chủ hiện đại, xét xử công bằng theo luật và theo lương tâm của người xử án.
Hồ chín Minh còn đặc biệt quan tâm xay dựng bộ máy chính quyền cơ sở nhất là cáp xã. Vì đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với dân, là tế bào hạt nhân cấu thành mạng lưới tổ chức nhà nước, là nền tảng mọi công tác chính quyền. các vụ việc cần phải giải quyết rứt điểm từ xã nếu không sẽ ảnh hưởng đến diện rộng.
+ Xây dựng đội ngũ công chức nhà nước
CBCC phải nắm chắc và am hiểu phps luật, vận dụng nhuần nhuyễn trong lĩnh vực hoạt động của mình, tránh làm sai gây hậu quả cho dân cho nước
Cần thực hiện qui chế tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng và huấn luyện và sử dụng công chức nhà nước
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN, THEO TƯ TƯỞNG HCM
Trong những năm qua, thực hiện đường lối của Ðảng, việc xây dựng NNPQXHCN đã được đẩy mạnh, đạt được kết quả tích cực, tổ chức bộ máy Nhà nước ngày càng được hoàn thiện hơn, phương thức hoạt động của Nhà nước được đổi mới; Nhà nước quản lý chủ yếu bằng luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước, giảm bớt các mệnh lệnh hành chính can thiệp vào các lĩnh vực kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công tác xây dựng pháp luật được tăng cường, hoạt động của Quốc hội trong lĩnh vực giám sát tình hình và kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước được đẩy mạnh, chất lượng được nâng cao hơn. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Chính phủ từng bước được sắp xếp, điều chỉnh theo hướng tinh gọn; các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực được thành lập với những chức năng, nhiệm vụ được điều chỉnh, đổi mới, tập trung vào lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý vĩ mô, giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng, tách khỏi quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cải cách hành chính được chú trọng, nhất là ở những lĩnh vực có quan hệ tới đời sống của nhân dân và hoạt động của doanh nghiệp, bước đầu đạt được một số kết quả. Cải cách tư pháp được đẩy mạnh. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp được đổi mới. Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương các cấp được củng cố, kiện toàn, chất lượng, hiệu quả hoạt động từng bước được nâng lên. Việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm...
Tuy nhiên, công tác xây dựng NNPQXHCN của dân, do dân, vì dân còn chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước. Năng lực xây dựng thể chế còn hạn chế, hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, thống nhất. Công tác điều hành, tổ chức thực thi pháp luật có những mặt còn yếu. Tổ chức bộ máy ở một số cơ quan nhà nước còn chưa hợp lý, chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa đủ rõ, còn chồng chéo. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước. Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra, còn nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn yếu. Cải cách tư pháp còn chậm, chưa đồng bộ. Công tác điều tra, giam giữ, truy tố, xét xử trong một số trường hợp chưa chính xác, tình trạng án tồn đọng, án bị hủy còn nhiều. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của đất nước ta trong thời kỳ mới đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn nhiệm vụ xây dựng NNPQXHCN.
Ðể thực hiện được mục tiêu xây dựng NNPQXHCN của dân, do dân, vì dân đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ CNH-HDH và hội nhập quốc tế; Ðại hội lần thứ XI của Ðảng tiếp tục quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân theo tư tưởng Hồ CHí Minh, chúng ta cần chú ý những vấn đề sau đây:
1. Nhà nước đảm bảo quyền làm chủ thật sự của nhân dân: - Đảm bảo và phát huy quyền làm chủ thật sự của nhân dân là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay. Tập trung giải quyết địa vị làm chủ và quyền làm chủ của nhân dân. Đảm bảo dân chủ trên thực tế ở các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội à Muốn vậy phải tăng cường pháp chế, thực hiện quản lý bằng pháp luật: Trước hết phải cụ thể hóa quyền làm chủ của nhân dân bằng pháp luật, đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, ai thực hiện tốt thì được khen, ai vi phạm thì bị phạt dù ở cương vị nào. Đấu tranh chống hiện tượng vi phạm pháp luật. Đề cao kết hợp đức trị và pháp trị.
- Một yếu tố quan trọng nữa để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân là nâng cao năng lực làm chủ của công dân. Muốn vậy phải nâng cao dân trí, bồi dưỡng văn hóa chính trị, phát huy tính tích cực của công dân.
2. Kiện toàn bộ máy nhà nước: - Cải cách hành chính là yêu cầu bức xúc trong xây dựng nhà nước ta hiện nay. Phải xây dựng nền hành chính dân chủ, kỷ cương, trong sạch để phục vụ đắc lực và hiệu quả cho nhân dân. Kiên quyết đấu tranh xóa bỏ hiện tượng quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, bộ máy cồng kềnh kém hiệu lực.
- Cải cách thủ tục hành chính, đề cao giải quyết khiếu kiện của nhân dân, giải quyết nhanh chóng, tránh đùn đẩy, đảm bảo đúng pháp luật. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo chức danh tiêu chuẩn, tinh giảm biên chế…Từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả.
3. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước: Đảng lãnh đạo nhà nước là một tất yếu nhưng trong giai đoạn hiện nay, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, cần tập trung vào một số nội dung sau:
- Đảng lãnh đạo nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng nhưng cũng phát huy được vai trò của nhà nước. Đảng lãnh đạo nhà nước bằng đường lối, bằng tổ chức, bộ máy của Đảng trong các cơ quan nhà nước. Lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, bằng vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ Đảng viên. Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng với nhà nước, Đảng phải thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ trong hệ thống chính trị, đảm bảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước theo luật định.
- Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn để vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức đó là tiêu đề để xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh vì Đảng ta là Đảng cầm quyền.
LIÊN HẸ ĐỊA PHƯƠNG
Sông Hinh là huyện miền núi, có hơn 10 nghìn hộ, hơn 47 nghìn khẩu, trong đó có gần 50% là người đồng bào dân tộc thiểu số, là nơi hội tụ 17 dân tộc cùng sinh sống; với điểm xuất phát thấp, trình độ dân trí thấp, không đồng đều; đồngbào dân tộc thiểu số sống rải rác, đã gây khó khăn không nhỏ đến ddowifsoongs kinh tế, chính trị, xã hội nói chung.
Tuy nhiên , với quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền hiện đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh của dân, do dân và vì dân đã đạtk được nhieuf kết quả phấn khởi.
Với quan điểm đó, hệ thống chính quyền từ huyện đến cơ sở không ngừng được củng cố về tổ chức và hoạt động; vai trò chủ nhân dân, gián tiếp hoặc trực tiếp được phát huy như: Tiếp xúc cử tri định kỳ; Lãnh đạo huyện xuống cơ sở Tổ chức tiếp xúc đối thoại trực tiếp định kỳ với nhân dân, qua đó kịp thời lắng nghe, tiếp thu ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân; chính quyền từ huyện đến cơ sở từng bước đổi mới cơ chế quả lý theo hướng phục vụ nhân dân; thực hiện cải cách hành chính một cửa bước đầu đã giảm bớt phiền hà, sách nhiễu; thời giờ tiếp dân của lãnh đạo chủ chốt được tăng cường; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, chính trị cho đọi ngũ cán bộ được thực hiện hàng năm; đội ngũ cán bộ tuyển dụng mới đảm bảo trình độ đại học trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt; các đề án tri thức trẻ đã bổ sung đáng kể sự thiếu hụt cán bộ có trìn độ cao về công tác ở các xã vùng sâu, vùng xa; nhiều trí thức trẻ chỉ công tác trong thời gian ngắn đã phát huy được năng lực, được nhân dân tín nghiệm, bổ nhiệm vào các cương vị lãnh đạo chủ chốt cáp xã như Phó CT, Phó BT nhe xã Ea Bia, Shinh, Ea Bá…Hệ thống pháp quyền hoạt động công tâm, bảo vệ cuộc sống bình yên, nhân dân yên tâm lao động sản xuất…
Chính quyền cơ sở phối hợp tốt với mặt trận trong công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; tổ chức để nhân dân bàn và lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi hiến pháp năm 1992; Luật đất đai; HĐND do nhân dân bầu ra đã hoạt động có nhiều tiến bộ, các buổi họp HĐND xã được trực tiếp trên lheej thống loa công cộng của đài xã để nhân dân cùng biết; vai trò già làng ngày càng có ảnh hưởng lớn trong việc xây dựng đời sống mới ở cơ sở.  
Trong công tác xây dựng Đảng, việc tuyên truyền giáo dục, học tập lý luận mác lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh được đặt lên hàng đầu, cùng với NQ TW4 và cuộc vận động HTLTTGDĐ HCM đã trở thành nội dung sinh hoạt quan trọng trong các buổi sinh hoạt định chi bộ; Dân chủ trong đảng ngày càng mở rộng, tinh thần phê bình, tự phê bình ngày càng phát huy; công tác kiểm tra giám sát được làm thường xuyên, mối liên hệ giữa Đảng, chính quyền, Hội đoàn thể được giải quyết tốt; nhờ vạy cong tác lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng nhà nước XHCN hiện đại ngày được thể hiện rõ nét.
Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn nhiều khuyết điểm yếu kém như: Một bộ phận cán bộ còn yếu về năng lực, phẩm chất, nhất là ở vùng đồngbào dan tộc thiểu số, nen chưa phát huy hết vai trò quản lý, điều hành, chưa theo kịp với yeus cầu phát triển chung của xã hội; Cong tác cacsir cách hành chính bước đầu đx có két quả nhưng vẫn ở mức độ nhất định, chưa thật sự làm hài lòng với đại đa số nhân dân; Dân chủ ở cơ sở đôi khi còn vi phạm; HĐND cấp xã hoạt động chưa thực sự mạnh, nhiều ý kiến của người dân chưa giải quyết kịp thời, hoặc giải quyết chưa thấu đáo gây hẫng hụt cho cử tri..
Nguyên nhân của những tồn tại là do địa phương có điểm xuất phát thấp, đông bồng bào dân tộc, kinh tế, xã hội còn gặp khó khăn, bên cạnh đó là chủ quan của một bộ phận cán bộ thiếu ý thức tự giác học tập; công tác kiểm tra giám sát, xử lý cán bọ thiếu tích cực trong cơ chế một cửa chưa được làm thường xuyên; Maaetj trận các hội đoàn thể chưa thu hút được quần chúng nhân dân; trìn độ đại biểu HĐND cấp xã còn hạn chế, cơ chế tài chính của HĐND vẫn mang tính phụ thuộc vào UBND; Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng chính quyền ở cơ sở còn hạn chế…
Giải pháp ở địa phương theo tôi cần tăng cường công tác tãnh dạo của Đảng đối với hoạt động của nhà nước, muốn vậy cần thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và từng ĐV; Thực hiện tốt các chiến lược đào tạo lại và đào tạo lâu dài, nhất là cán bộ vùng dân tộc thiểu số; tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện cơ chế một cửa, thực hiện dân chủ ở cơ sở..
Kết luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân giúp chúng ta hiểu thêm về những cống hiến xuất sắc của Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam, cũng như sự phát triển chủ nghĩa Mác - Lê nin ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Không những thế tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng, về nhà nước mới còn chỉ rõ cho chúng ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ta càng phải tăng cường hơn nữa việc xây dựng, tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng làm tiên đề để xây dựng nhà nước ngang tầm với nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới. Đi chệch những lời dạy của người sẽ không thể có được thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. Với ý nghĩa như vậy, mỗi cán bộ đảng viên chúng ta cần tích cực học tập, nâng cao nhận thức vê chủ ngĩa Mác Lê Nin, Tư tưởng hồ chí Minh, cùng toàn đảng, toàn dân nỗ lực quyết tâm xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, công bằng dân chủ, văn minh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét