RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Văn Hóa)


Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lý luận thiên tài của cách mạng Việt  Nam. Toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báu văn hoá của dân tộc, hàm chứa  nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú, đặc sắc và sáng tạo. Trong toàn bộ hệ thống tư  tưởng của Người thì tư tưởng về văn hoá chiếm một vị trí quan trọng.
Kế thừa sâu sắc truyền thống văn hoá dân tộc, chắt lọc tinh hoa  văn hoá nhân loại, qua thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú và sinh động, từ thế giới  quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, ngay từ những năm 40 của thế kỷ  XX, Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa với tầm khái quát về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát  minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,  những công cụ cho sinh hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ  những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương  thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc  trên nhiều lĩnh vực rộng lớn: lối sống, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, tính chất, chức năng,  nhiệm vụ, vai trò của văn hoá… Khuôn khổ bài viết này không đi sâu nghiên cứu toàn bộ các nội dung  trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, mà chỉ tập trung trình bày năm quan điểm mang tính cơ bản, bao quát nhất của Hồ Chí Minh về văn hóa.
I. Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng
Về phương diện văn hóa là động lực của cách mạng theo quan niệm của HCM VU-KT-CT-XH là bốn trụ cột để phát triển DN. Trong đó VH là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển KT-CT-XH thể hiện qua các chức năng, văn hoá bồi dưỡng tư tưởng đứng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người, thì nói đến tư tưởng là nói đến nhận thức tư duy của con người, có có thể đúng đắn cao đẹp hoặc ngược lại, vì vậy mà HCM đã khẳng định rằng VH có chức năng bồi dưỡng tình cảm cao đẹp cho con người và giúp con người loại bỏ lệch lạc, sai lầm, quá trình này phải được thực hiện thường xuyên bởi một nhận thức tư duy sớm đi vào lòng người, trở thành một hành động đúng  không phải một sớm một chiều mà là một quá trình lâu dài, liên tục, thường xuyên và nhất là lý tưởng và tình cảm cách mạng khi đã đi sâu vào tâm lý quốc dân sẽ biến thành một sức mặng vật chất, tạo động lực cho cách mạng đồng thời văn hóa là phải nâng cao dân trí, khi nói đến văn hoá có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá trong đó có dân trí, dân trí và sự hiểu biết của nhân dân về các mặt CT-XH-VH chuyên môn, KH-KT cho nên khi ĐN giành chính quyền, HCM cho rằng nhận việc cấp bách là phải nâng cao dân trí để mọi người dân VN đều biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ, theo Bác dốt cũng là một thứ giặc và có nâng cao dân trí mới có thể bảo vệ  chính quyền mà mục đích cuối cùng là ĐLDT gắn liền với CNXH để đạt đến những nhận thức đó phải thông qua con đường văn hóa mà trước hết là văn hóa giáo dục. Ngoài ra văn hóa là bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh luôn hướng con người để vươn tới chân thiện, mỹ, để không ngừng hoàn thiện bản thân mình, văn hóa cũng có vai trò bồi dưỡng phẩm chất chính trị, chuyên môn tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp cách mạng, bên cạnh đó văn hóa soi đường cho quốc dân, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập tự cường, tự chủ. Tóm lại văn hóa là trung tâm là con người tạo ra sức mạnh to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, văn hóa giúp cho dân tộc vượt qua yếu hèn, thúc đẩy phát triển KT-XH-VH là chất keo tạo sự liên kết, tăng cường mối tương tác đặc biệt lẫn nhau giữa các dân tộc với các quốc gia trên thế giới.
            Về phương diện văn hóa là mục tiêu của cách mạng vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà tất cả vì con người . Trong quan niệm của cách mạng đi tới CNXH là xây dựng một xã hội phát triển hài hòa, bền vững cả đời sống vật chất và tinh thần trong đó chú trọng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đầy tình thương và lòng nhân ái, quan tâm tăng trưởng kinh tế đi đôi với giải quyết thất nghiệp, giải quyết sự phân hóa giàu nghèo, sự bất ổn về XH, chú trọng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nền đạo đức mới của XH và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, xoá bỏ tình trạng nghèo cùng … đó là định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam theo TTHCM bởi sự phát triển xã hội thể hiện sõ nhất ở chỉ số chất lượng cuộc sống. Tìm lại văn hóa là mục tiêu của CM trong đso tập trung là nhân tố con người, là sức mạnh, động lực cho sự phát triển DN.

II.  Hồ Chí Minh - hiện thân của sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá
dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại

Giữ gìn cốt cách văn hóa dân tộc
Trong các giá trị truyền thống đó, nổi lên hàng đầu và cũng là “điều cốt lõi nhất của  bản sắc văn hoá Việt Nam chính là lòng yêu nước, là ý thức dân tộc, ý chí tự lực tự cường,  truyền thống vì đại nghĩa dân tộc…đã được thể hiện qua các áng hùng văn kim cổ của ông  cha ta, từ tuyên ngôn khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đến “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư”  của Lý Thường Kiệt, "Hịch Tướng Sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Cáo Bình Ngô" của Nguyễn  Trãi đến “Tuyên Ngôn Độc Lập “của Hồ Chí Minh.
Bên cạnh truyền thống yêu nước, dân tộc ta còn có các truyền thống quý báu khác  như: truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, hiếu học, trọng nghĩa khí, tinh thần nhân ái  khoan dung, lối sống thanh cao giản dị…

Hồ Chí Minh với việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
Được rèn luyện trong đấu tranh cách mạng, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác -  Lênin, Hồ Chí Minh đã vượt qua những mặt hạn chế, tiêu cực chọn lọc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của Nho giáo, Phật Giáo, Lão giáoTam giáo; Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn tìm hiểu về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và  khái quát một cách cô đọng tư tưởng “dân tộc - độc lập, dân quyền - tự do, dân sinh - hạnh  phúc” và đưa vào quốc hiệu của Việt Nam là: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
Trải qua 30 năm bôn ba ở nhiều nước trên thế giới, Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh  đã sống trong bầu không khí của tinh thần dân chủ và cách mạng (cách mạng Tháng Mười  Nga - 1917). Đồng thời, Người cũng chịu ảnh hưởng sâu rộng những giá trị văn hoá dân  chủ phương Tây, đặc biệt là tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của Vônte, Rút xô, Mông  tétxkiơ…
Nhờ sự am hiểu thấu đáo, tinh thông văn hoá phương Tây mà Hồ Chí Minh càng  hiểu sâu sắc, đúng đắn hơn một số những tri thức của văn hoá phương Đông mà Người đã  từng tiếp nhận được trước đây. Vì vậy, trong suốt những năm tháng hoạt động ở nước  ngoài, Người đã có đủ thời gian, điều kiện để chọn lọc, tiếp nhận những tinh hoa của nền  văn minh rực rỡ đó, để vận dụng vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam và phục vụ các dân  tộc khác cùng cảnh ngộ.

Hồ Chí Minh - hiện thân của sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại
Hồ Chí Minh cho rằng, việc giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc không có nghĩa là  phủ nhận sự tác động lẫn nhau, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, mà ngược lại, Hồ Chí  Minh coi đó là một động lực thúc đẩy sự phát triển văn hoá của mỗi dân tộc, làm cho nó  càng ngày càng hoàn thiện hơn, phong phú hơn. Văn hoá nhân loại chỉ được làm phong phú, đa dạng bởi sự phát triển rực rỡ của văn  hoá các dân tộc với bản sắc riêng của chúng. Nếu văn hoá tất cả các dân tộc trên thế giới  đều mất đi bản sắc riêng hoặc bị đồng hoá bởi một nền văn hoá của một dân tộc nào đó, thì  chắc chắn chúng sẽ trở nên nghèo nàn và đơn điệu. Khi đó, nhân loại sẽ chẳng còn sự giao  lưu văn hoá, động lực sáng tạo nhất sẽ mất đi, nhân loại sẽ lụi tàn.
Luôn chăm lo đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời  Người cũng chống lại nguy cơ bảo thủ, khép kín. Người kêu gọi các nhà văn hoá phải ra  sức học tập, tiếp thu lấy cái hay trong từng nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới để  làm giàu cho nền văn hoá Việt Nam, nhưng điều quan trọng là phải biết tiếp thu một cách  có chọn lọc những giá trị văn hoá phù hợp với đặc điểm, với truyền thống văn hoá dân tộc để không trở thành kẻ bắt chước, lai căng, mất gốc.
Quan điểm Hồ Chí Minh về “giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc gắn liền với việc  tiếp thu văn hoá nhân loại” là quan điểm biện chứng trong tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh.  Quan điểm này đã trở thành nền tảng, kim chỉ nam cho Đảng ta trong việc xây dựng và  phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, trên cơ sở đó, hội nhập  và giao lưu với các nền văn hoá khác trên thế giới, cùng nhau tồn tại, phát triển bền vững.

III. Văn hoá cũng là một mặt trận, người làm văn hoá cũng là chiến sĩ trên  mặt trận ấy
Hồ Chí Minh coi mặt trận văn hoá cũng có vị trí và tầm quan trọng như mặt trận  chính trị, kinh tế, cần phải được chú ý đầu tư ngang nhau, nhưng văn hoá phải do chính trị  lãnh đạo và phải lấy kinh tế làm cơ sở. Đồng thời, văn hoá gắn liền với chính trị, phải đi  vào thực tế cuộc sống để phục vụ nhân dân. Văn hoá phải “ca tụng chân thật những người  mới, việc mới chẳng những để cho chúng ta ngày nay, mà  còn để giáo dục cho con cháu  chúng ta sau này”. Đồng thời văn hoá góp phần phê bình rất nghiêm khắc những thói hư,  tật xấu như tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu, phù hoa, xa xỉ… nhằm làm cho xã hội  ta ngày càng lành mạnh tốt đẹp hơn.
Hồ Chí Minh cho rằng: Văn hoá cũng là một mặt trận nên có tính chất phức tạp của  mặt trận. Vì vậy, nó đòi hỏi những người làm công tác trên mặt trận đó phải có  những đức  tính của người chiến sĩ: lập trường tư tưởng vững vàng, hiểu thấu, liên hệ và đi vào đời  sống của nhân dân để bày tỏ tinh thần kiên quyết và anh dũng của quân đội ta, đồng thời  để giúp phát triển và nâng cao tinh thần ấy, chiến sĩ văn hoá phải là những người dũng  cảm, kiên cường để chống lại những thế lực phản văn hoá. Tuy nhiên, tuỳ theo thời điểm, hoàn cảnh khác nhau, những nhiệm vụ cụ thể phải khác nhau mà những người chiến sĩ trên  mặt trận văn hoá có những hình thức hoạt động, thể loại tác phẩm cho phù hợp, thiết thực và hữu ích, nhằm góp phần nâng cao trình độ dân trí và thúc đẩy sự nghiệp cách mạng  ngày càng phát triển. Đồng thời, để làm tròn nhiệm vụ cao quý đó của mình, văn nghệ sĩ  cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, giữ gìn thái  độ khiêm tốn, phải thực sự hoà mình với quần chúng, cố gắng học tập chính trị, trau dồi  nghề nghiệp; phải hết lòng giúp đỡ thanh niên và làm cho văn nghệ nước nhà ngày càng  thêm trẻ, thêm xuân”.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về “Mặt trận văn hoá và chiến sĩ văn hoá” đã đặt nền  tảng cho Đảng ta trong việc xây dựng và phát triển đường lối văn hoá của Đảng trong thời  kỳ đổi mới đất nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi nền văn hoá đang chịu sự tác  động mạnh của mặt trái nền kinh tế thị trường, một số người cầm bút nhiều khi không tránh khỏi sự cám dỗ của đồng tiền đã xa ngã thoái hoá biến chất, bẻ cong ngòi bút, đánh  mất thiên chức của người “chiến sĩ văn hoá”…
IV. Văn hóa do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Đây là quan điểm về tính nhân dân, về đối tượng phục vụ của văn hoá. Trước kia,  trong xã hội thực dân - phong kiến, văn hoá được coi là món ăn tinh thần sang trọng, chỉ  dành riêng cho một thiểu số bọn người ăn trên ngồi trốc. Đó là một trong những điều bất   công của xã hội cũ. Hồ Chí Minh xuất phát từ quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử:  Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần, sáng tạo ra  văn hoá, do đó họ phải được hưởng thụ các giá trị văn hoá. Từ đó, Người đặt vấn đề: Văn hoá phục vụ ai? Người khẳng định dứt  khoát: Văn hoá phải phục vụ đại đa số nhân dân, “không thể nói nghệ thuật vị nghệ thuật  mà cần nói rõ văn hoá phục vụ công - nông - binh”. Người thường xuyên nhắc nhở những  người cầm bút khi viết phải tự đặt ra câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Lấy tài liệu đâu   mà viết? Viết phải thiết thực, tránh lối viết trường giang đại hải, dây cà ra dây muống và  ham dùng chữ… Nói cũng vậy: “Nói ít, nhưng nói cho thấm thía, nói cho chắc chắn, thì  quần chúng thích hơn”.
Muốn tư tưởng đó thành hiện thức, đòi hỏi Đảng phải lãnh đạo mọi hoạt động văn hóa và xây dựng văn hóa trong Đảng, để “Đảng là đạo đức, là văn minh”, tiêu biểu cho trí tuệ, lương tam và danh dự của dân tộc.
V. Xây dựng nền VH mới VN theo TTHCM
nền văn hóa mới là nền văn hóa dân chủ mới kháng chiến và XHCN, đó phải là nền văn hóa hợp với khoa học và nguyện vọng của nhân dân. Trước CMT8 HCM chủ trương xây dựng nền văn hóa dân tộc với năm điểm lớn xây dựng tâm lý tinh thần độc lập tự cường, xây dựng luân lý biết hy sinh mình làm lợi cho quần chúng, xây dựng xã hội mọi sự nghiệp đều có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội, xây dựng chính trị dân quyền, xây dựng kinh tế, *** chống thực dân Pháp xâm lược mọi chủ trương xây dựng nền văn hóa có tính dân tộc khoa học, đại chúng  **** CN XHCN Người chủ trương xây dựng nền văn hóa có nội dung XHCN với tính chất dân tộc. Như vậy HCM chủ trương xây dựng nền văn hóa mới hết sức toàn diện có kế thừa và phát triển những giá trị của văn hóa dân tộc vừa tạo ra những nội dung mới, tiến bộ. Tập trung lại đó là nền VH dân tộc khoa học, tiến bộ, nhân văn.

XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI TIUEEN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
Thực trạng
qua 15 năm thực hiện nghị quyết TW 5 khóa VIII về xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với sự nỗ lực chong của toàn xã hội, đến nay nhiệm vụ xây dựng con người mới đã có tiến bộ rõ rệt; đạo đức, lối sống có nhiều chuyển biến tích cực, tình làng nghĩa xóm được củng cố; tín ngưỡng của nhân dân được tôn trọng, những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp được tôn vinh; ý thức, trách nhiệm công dân đối với đất nước, với xã hội và cộng đồng được nâng lên...Xây dựng môi trường văn hóa đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội; thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; huy động các nguồn lực từ xã hội hóa để xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; giữ gìn cảnh quan môi trường; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Triển khai với nhiều đề án về bảo tồn, tôn tạo, quảng bá các di tích, di sản văn hoá vật thể, phi vật thể…
 Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế yếu kém về văn hoá, mặt trái cơ chế kinh tế thị trường kích thích con người làm giàu từ chỗ tích cực đến tiêu cực, làm giàu bằng mọi cách, lấy đồng tiền làm thước đo dẫn đến một bộ phận nhỏ người dân sống hoang phí, hưởng lạc, thực dụng theo lời phương Tây. Nhưng tệ nạn xã hội phát triển , buôn lậu, ma tuý, mê tín dị đoan, nhiều hủ tục cũ mới lan tràn, chất lượng giáo dục ĐT xuống cấp nhất là về mặt đạo đức trong giáo dục, dẫn đến nhiều tệ nạn trong giáo dục xảy ra như mua bằng bán điểm, phẩm chất đạo đức thầy trò cũng có vấn đề nhức nhối, bên cạnh đó nước ta đang trên đà mở cửa hội nhập  nước ngoài những tác động tích cực như tiếp thu, những ngọn gío lành cũng có những cơn giá độc với việc tiếp thu lối sống thực dụng buông thả, chạy theo đồng tiền đặc biệt nó tác động mạnh mẽ đến thế hệ trẻ. Đời sống VH nghệ thuật còn nhiều bất cập mặc dù hoạt động văn hóa phát triển mạnh mẽ nhưng suy cho cùng những tác phẩm đại đa số chạy theo thị hiếu không mang tính giáo dục cao. Nạn tham nhũng đang là nguy cơ với sự suy thoái của một bộ phận CB-ĐV trong đạo đức lối sống đã làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, cùng với nạn tham nhũng là tệ nạn quan liêu, cửa quyền, làm mất quyền dân chủ của nhân dân, đã ảnh hưởng đến ANTT và VH khiếu kiện kéo dài gât ra điểm nóng cho xã hội. Tất cả vấn đề trên đặt ra cho nền VHVN trong quá trình hội nhập phải giữ vững lập trường.
Đại hội XI, các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo mục tiêu tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được khẳng định. Nhưng từ thực tiễn đời sống văn hóa của đất nước những năm qua, đặc biệt là trong xu thế hội nhập, có sự tác động nhiều chiều của quá trình toàn cầu hóa, của nền kinh tế thị trường…, Đại hội XI Đảng ta đã xác định bốn đầu việc cần được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nhất là ngành văn hóa coi trọng, tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhằm tiếp tục xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội:
Một là: Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội…; triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, còn người Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ.
Hai là: Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng. Theo đó, tiếp tục phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác.
Ba là: Chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới.
Bốn là: Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa của các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam. Ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hóa sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động từ nước ngoài vào nước ta; bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng nhất là thế hệ trẻ.

LIÊN HỆ QĐỊA PHƯƠNG
Sông Hinh là huyện miền núi, có hơn 10 hộ, hơn 47 nghìn khẩu, trong đó có gần 50% là người đồng bào dan tộc thiểu số Đặc thù là huyện niền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi hội tụ 17 dân tộc cùng sin sống; với điểm xuất phát thấp, trình độ dân trí thấp, không đồng đều; đồngbào dân tộc thiểu số ống rãi rác, gây khó khawb không nhỏ cho công tác lãnh đạo điều hành của địa phương.
Với sự lãnh đạo của Đảng, nhiệm vụ xay dựng nền văn hóa việt nam đầm đà bản sắc dân tộc trên địa bàn huyenj Sông Hinh trongthowif gian qua đã đạt dược những kết quả đáng mừng; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời soongsvawn hóa ở khu dân cư đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, tinh thần đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ nhau trongcoongj đồng ngày càng phát huy; tình trạng gây rối, rất đoàn kết giảm hẳn; ý thức đầu tư con em học hành đến nơi đến chốn đã được nhân lên; các hoạt động vui chơi, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra rọng khắc, thường xuyên; nhân dân cần cù laoddoongj sản xuất, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng; tỷ lệ hộ nghèo giảm hằng năm 2%; đường giao thông được nhân dân chung ta góp sức cơ bản được kiên cố hóa; hệ thống la truyền thanh công cộng đến từng thôn buôn, sóng phát thanh, truyền hình, điện thoiaj phủ rộng khắp…
Đặc biệt đề án bảo tồn di sản văn hóa cùng đồng bào dân tộc thiểu số được huyện Sông Hinh duy trì đầu tư hàng nă. Qua đó nhiều văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu đã được bảo tồn như trang phục truyền thoongsngwowif Ê Đê, Tày, Nùng, Dao đỏ; Trống cái, trống đôi; cồng chiêng; Lễ hội đâm trâu, Lễ cầu mưa, Lễ cúng bến nước, Lễ bỏ mả…
Tuy nhiên bên cạn đó vẫn còn nhiều hạn chế như: Một vài cán bộ vẫn có biểu hiện gây phền hà, tham nhũng, sách nhiễ nhân dân; một số hủ tục vẫn còn xuất hiện như nhận nước trong vùng dân tộc Ê Đê; một bộ phận dân nhận thức thấp nghe và theo một số nhóm đạo phái tôn giáo trái phép…
Nguyê nhân của hạn chế xuất phát từ điều kiện kinh tế khó khăn của người dân, trình độ dân trí thấp; công tac tập hợp, tuyên truyền vận động của mặt trận các hội đoàn thể đôi lúc chư thường xuyên, chưa thu hút tập hợp đông đảo quần chungstham gia; một số cấp ủy chưa thực sự quan tâm chỉ đạo giám sát…
Phwown ghwowngs thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát của các cấp ủy đảng với nhiệm vụ xay dựng văn hóa mới; chính quyền, các hội đoàn thể cần đổi mới nội dung phwowngthwcs hoạt động nhằm tăng cường cong tác tập hợp quần chungsnhaan dân; thực hiện đồng bộ các chính sách nhằm naangcao dời sống, vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhát là vùng đồng bào dân tộc.

Tóm lại, trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, chúng ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn,  đặc biệt là sự tác động của nền kinh tế thị trường với những bước tiến chóng mặt của cuộc  cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, bên cạnh những cái hay cái đẹp của nền văn  hoá mới, chúng ta không thể coi thường những ảnh hưởng tiêu cực đang len lỏi vào trong  xã hội ta. Đây là một thách thức lớn đối với bản lĩnh của mối cán bộ, đảng viên chúng ta. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm cao, không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh; Đó là những viecj làm thiết thực góp phần thực hiện thành công công cuộc đổi mới đi lên CNXH của đát nước ta.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét