RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Nâng cao nhận thức xây dựng nông thôn mới

 
Già làng Ma Bin, buôn Ma Sung, xã Ea Bia tích cực tuyên truyền xây dựng NTM
Với sự chỉ đạo quyết liệt, trong năm qua, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện miền núi Sông Hinh bước đầu đã có kết quả đáng mừng. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đề ra là đến năm 2015 có 20% và năm 2020 có 60% số xã đạt nông thôn mới thì đòi hỏi cần có sự nỗ lực rất lớn, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức người dân.
Dấu ấn của  chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong năm qua là chương trình bê tông hóa đường giao thông nông thôn theo nghị quyết của HĐND Tỉnh. Được sự hỗ trợ của nhà nước, hàng trăm tấn xi măng đã cấp về tận tay các buôn làng, tạo lên phong trào bê tông hóa đường giao thông nông thôn sôi nổi, rộng khắp, tiêu biểu như các xã Sơn Giang, Đức Bình Đông, Đức Bình Tây, Ea Ly… Với chương trình này, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần còn toàn quyền xây dựng do người dân quyết định. Từ việc chọn địa điểm, cử người giám sát, đến việc vận động, tổ chức nhân dân xây dựng. Nơi nào người dân bận rộn thì họ góp tiền để thuê thợ, nơi rảnh rỗi thì góp công, góp sức tự thi công với sự hướng dẫn của các kỹ sư xây dựng. Ngoài sự đóng góp của nhân dân hưởng lợi trực tiếp, nhiều địa phương còn có sự đóng góp của một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Nhờ vậy, chỉ trong khoảng thời gian ngắn 17,99 km đường bê tông kiên cố đã được hoàn thành trong giai đoạn một, tăng gần 4km so với đăng ký lúc đầu. Đường bê tông kiên cố đã len lỏi đến từng buôn làng, diện mạo vùng quê ngày càng khang trang sạch đẹp. Ông Nông Văn Quân một người dân thôn Tân Sơn, xã Ea Ly phấn khởi bày tỏ: “Lúc mới triển khai, bà con còn e ngại, nhưng sau khi được tuyên truyền, giải thích và đã có đường mới sạch đẹp, không sợ mưa lũ, bà con rất phấn khởi. Hiện nay, không những thôn Tân Sơn mà hầu hết các thôn khác đã chuẩn bị sẵn sàng tiếp tục làm đường bê tông nông thôn xây dựng nông thôn mới”.

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các hội đoàn thể, khí thế xây dựng nông thôn mới lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng dân cư. Ông Ma Van, Chủ tịch UBMT TQ Việt Nam huyện Sông Hinh cho biết, nhằm thúc đẩy thực hiện xây dựng nông thôn mới, các hội, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã có nhiều việc làm cụ thể thiết thực như: phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của hội nông dân, qua đây nhiều cây trồng có giá trị kinh tế cao được mở rộng như cây cao su, trồng lúa lai năng suất cao, trồng sắn cao sản năng suất gấp đôi sắn thường; trồng mía thâm canh có tưới nước cho năng suất trên 80 tấn/hecta hay mô hình trồng mía lưu gốc trên 10 năm, góp phần giảm chi phí, nâng cao thu nhập… Hội phụ nữ huyện hàng đêm xuống các buôn vùng dân tộ thiểu số tuyên truyền hướng dẫn nhân dân thực hiện vệ sinh nhà cửa, thu gom tiêu hủy rác thải, giữ gìn môi trường trong sạch; Đoàn thanh niên với phong trào chấp hành nghiêm Luật an toàn giao thông, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ xóm làng bình yên; Hay Hội người cao tuổi với phong trào tuổi cao gương sáng, ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền, tích cực giáo dục con cháu trong gia đình, dòng họ chấp hành nghiêm pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động xây dựng buôn làng, quê hương ngày thêm đổi mới. Trao đổi về vấn đề này ông Ma Van, Chủ tịch UBMT TQ Việt Nam huyện Sông Hinh cho biết thêm: “căn cứ vào các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, mặt trận huyện đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các hội, đoàn thể, trong đó đề cao tính gương mẫu đi đầu của mỗi đoàn viên hội viên trong nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện cũng đã hướng dẫn các tổ chức tôn giáo trong huyện xây dựng kế hoạch phù hợp trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới qua đó các chức sắc, chức việc và giáo dân đã nhiệt tình hưởng ứng cùng nhân dân địa phương góp công góp của xây dựng đường giao thông, tăng gia sản xuất, giữ gìn thôn xóm bình yên”.
Ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng Phòng NN&PTNT, Phó Ban chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Sông Hinh cho biết, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, bên cạnh việc kiện toàn Ban chỉ đạo, đào tạo cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới, thì công tác vận động nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân được chú trọng với nhiều hình thức khác nhau như: thông qua các hội đoàn thể, lấy hội viên, đoàn viên là nòng cốt; tuyên truyền trong các buổi họp thôn, buôn, tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, loa công cộng, nhiều cá nhân tiêu biểu, mô hình hay được biểu dương, phổ biến kịp thời để nhân rộng... Nhờ vậy,  ý thức của người dân từng bước được nâng lên. Điều đó được thể hiện như nhân dân tự nguyện đóng góp 168 triệu đồng đồng, hàng trăm ngày công, và nhiều ý kiến tham gia góp ý vào việc xây dựng nông thôn mới. Ông Nguyễn Khắc Sự cho biết thêm, đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới, tính riêng năm 2013, huyện đã giải ngân hơn 1,6 tỷ đồng tập trung cho các công trình như nhà văn hóa, trường học, hỗ trợ nhân dân sản xuất... qua đó đã góp phần tích cực cổ vũ nhân dân hăng hái cùng Đảng, chính quyền xây dựng nông thôn mới.
Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh Đặng Đình Toại bày tỏ: Xác định vai trò, ý nghĩa quan trọng trong công tác tuyên truyền vận động, ngay từ đầu Ban chỉ đạo nông thôn mới cấp huyện đã có sự chỉ đạo quyết liệt đến toàn hệ thống chính trị thực hiện nhiều giải pháp khác nhau nhằm nâng cao nhận thức cho người dân và bước đầu đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, là huyện miền núi, có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ, nhận thức còn thấp, đời sống của nhân dân có bước nâng lên nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, đây là những trở ngại không nhỏ trong việc thực hiện nhiệm vụ sắp tới. Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh Đặng Đình Toại cho biết thêm: “Ngay từ những ngày đầu năm 2014, Ban chỉ đạo nông thôn mới cấp huyện đã về các địa phương rà soát, kiểm tra nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Ngoài các tiêu chí cần sự hỗ trợ vốn của nhà nước, huyện sẽ phân bổ các nguồn vốn hợp lý; để hoàn thành các tiêu chí còn lại cần sự nỗ lực rất lớn của người dân. Vì vậy, Ban chỉ đạo yêu cầu các địa phương củng cố tinh thần, nhận thức ngay từ các thành viên ban chỉ đạo; tăng cường phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tăng cường công tác vận động quần chúng bằng nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, mục đích cuối cùng là để tất cả người dân hiểu được việc xây dựng nông thôn mới là của từng người dân, do nhân dân quyết định, nhân dân là chủ thể” .
 Với những nỗ lực đó, đến nay việc thực hiện các tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể như 2 xã điểm: Sơn Giang đạt 11 tiêu chí với 24/39 chỉ tiêu; EaLy đạt 9 tiêu chí với 22/39 chỉ tiêu. 08 xã còn lại:  Đức Bình Tây đạt 11 tiêu chí với 27/39 chỉ tiêu; Đức Bình Đông đạt 8 tiêu chí với 20/39 chỉ tiêu; EaBar đạt 6 tiêu chí với 17/39 chỉ tiêu; Ea Bá đạt 5 tiêu chí với 20/39 chỉ tiêu; Sông Hinh đạt 4 tiêu chí với 16/39 chỉ tiêu; Ea Lâm đạt 4 tiêu chí với 17/39 chỉ tiêu; EaBia đạt 4 tiêu chí với 17/39 chỉ tiêu; EaTrol đạt 3 tiêu chí với 15/39 chỉ tiêu.

V. Thùy 

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Hà Nội những năm 1972

Năm tháng không quên!!
Sự tàn phá của B52

Cảnh giác tránh bom
Sự sống nảy nở ngay dưới làn bom đạn
Trạm xá dã chiến dưới hầm
Xác chết không còn nguyên vẹn
Vĩnh biệt con trai thân yêu
Phút thư giãn hiếm hoi
Hai thương binh cạnh nơi tưởng niệm 45 em học sinh chết vì trúng bom B52

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 25-36 THÁNG

      SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
                       
                                    A/ PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người  và để nhận thức thế giới xung quanh. Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp giữa con người với con người, là phương tiện cho việc dạy và học. Ngôn ngữ nói, đọc, viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn  ngữ nói và các kỹ năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của trẻ. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Ngôn ngữ chính là công cụ để tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đến việc phát triển nhận thức. giải quyết vấn đề …..của trẻ. Đối với trẻ 25-36 tháng thì ngôn ngữ, nhận thức của trẻ còn rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng”   
       2.  MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
       Tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng”  nhằm giúp trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi một cách có logich, có trình tự, chính xác.
- Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước mọi người.
- Làm phong phú vốn từ cho trẻ.
- Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ đó có những kế hoạch cụ thể về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
      3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
      Nghiên cứu trong phạm vi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 -36 tháng
     4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Tìm ra những giải pháp tốt nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất.
     5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 -  Phương pháp quan sát các hoạt động trong ngày của trẻ.
 - Phương pháp quan sát các hoạt động dạy và học.
- Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài.
      6. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
- Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu về thực trạng của đề tài.
- Đề ra các biện pháp giải pháp.


B NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
 
Chương 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.

    1. Cơ sở pháp lí:
         Chương trình giáo dục mầm non đựoc biên soạn  trên cơ sở quy định của luật giáo dục và đã được bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo kí ban hành theo thông tư số 17/2009/TT-BGDDT ngày 25/7/2009.Chương trình giáo dục mầm non được tiến hành nghiên cứu xây dựng từ năm 2002 theo quy định khoa học với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà sư phạm. cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên mầm non với mục tiêu là: giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố ban đầu của nhân cách.
     Với yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non  là:  phù hợp với sự phát triẻn tâm sinh lí ở trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục. Giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh,nhanh nhẹn. Cung cấp kĩ năng sống phù hợp lứa tuổi. Giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, cô giáo. Yêu quý anh, chị, em, bạn bè. Thật thà, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết thích đi học.
      Với yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non là: Đối với nhà trẻ phương pháp giáo dục phải chú trọng sự giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương , gắn bó của người lớn đối với trẻ. Chú ý đặc điểm cá nhân của trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp. Tạo điều kiện thuận lợi  cho trẻ được tích cực hoạt động, giao lưu cảm xúc.....
      2. Cơ sở lí luận:
         Trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ dể giao tiếp với mọi người xung quanh và ngôn ngữ chính là phương  tiện cho việc dạy và học. Đối với trẻ mầm non thì qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và tư duy trẻ thu được các kinh nghiệm sống làm phong phú thêm sự hiểu biết của trẻ.cụ thể trẻ nhà trẻ thì nhận thức và ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ mới đang tập nói, có trẻ mới nói được câu 2-3 từ ,có trẻ thì đã nói được câu 4-6 từ, có trẻ nói chưa trọn vẹn được câu, trẻ chưa diễn đạt được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản… chính vì vậy mà phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm cần thiết. Đối với trẻ nhà trẻ  phát triển ngôn ngữ chính là việc phát triển các khả năng nghe, hiểu, nói của trẻ. Để phát triển các khả năng này thì việc dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, tập nói, trò chuyện, giao tiếp với trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong ngày chính là việc làm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
      3. Cơ sở thực tiễn:
Căn cứ vào thực tế, kết quả các tiết dạy thơ, chuyện, tập nói.
Căn cứ vào nhu cầu cần được giao tiếp, trò chuyện của trẻ.
Căn cứ vào sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình CSGD trẻ.
                                             
ChươngII: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI.

     1. Khái quát phạm vi:
Ngành giáo dục huyện Sông Hinh trong những năm gần đây đã quan tâm nhiều hơn với bậc học mầm non. Để hòa nhập cùng với sự đổi mới của các bậc học khác thì bậc học mầm non cũng đã tiến hành đổi mới để phù hợp với sự đổi mới chung của giáo dục cả nước, cũng như của thế giới. Trường mầm non Hoa Mai được sự chỉ đạo của sở giáo dục đào tạo tỉnh Phú Yên đã và  đang thực hiện chương trình mầm non mới.
    2. Thực trạng:
Trường mầm non hoa mai là trường điểm của huyện Sông Hinh và là một trong những trường dẫn đầu trong khối mầm non của tỉnh, của huyện nhà. Đã đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1- năm 2011.
*Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tương đối đầy đủ.
- Giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn  100%.   Nhiệt tình công tác, đoàn kết giúp đỡ nhau trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
*Khó khăn.   
 -  Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
 - Vốn từ của trẻ còn rất ít .
 - Trình độ nhận thức của trẻ trong một lớp không đồng đều.
 - Trí nhớ của trẻ còn hạn chế chính vì vậy mà trẻ chưa biết cách sắp xếp trật tự các từ trong câu nên khi phát âm trẻ thường bỏ bớt từ. Cách diễn đạt lời nói của trẻ chưa tốt .
      3.  Nguyên nhân thực trạng:
- Trình độ nhận thức của trẻ trong một lớp không đồng đều( vì có trẻ trong lớp sinh tháng 1-2 nhưng có trẻ trong lớp sinh tháng 10 -11-12). Tháng tuổi của trẻ chênh lệch nhau về tháng sinh quá xa ở lứa tuổi này sẽ dẫn đến sự chênh lệch về trình độ nhận thức, sự hiểu biết, ngôn ngữ..
- Đặc điểm của trẻ nhà trẻ lứa tuổi 25-36 tháng rất thích được trò chuyện, giao tiếp, thích được nói, nhưng ngôn ngữ, vốn từ của trẻ còn rất hạn chế, còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều.
- Chưa được tác động, kích thích kịp thời để trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.

                                                  
Chương III: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

         I.  Cơ sở để đề xuất giải pháp:
- Qua tìm hiểu tâm sinh lí trẻ ở lứa tuổi 25/36 tháng tuổi.
- Qua thực tế giảng dạy, quan sát những giờ hoạt động học và các hoạt động khác của trẻ trong ngày.
Tôi có đưa ra một số biện pháp, giải pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25/36 tháng tuổi.
      II. Các biện pháp, giải pháp chủ yếu:
          Trẻ ở lứa tuổi 25/36 tháng tuổi còn nhỏ rất hiếu động, thích tìm tòi, khám phá mọi thứ xung quanh.Trẻ thường có những thắc mắc trước những đồ vật.hiện tượng mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy, trẻ thường đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Ai đây? Cái gì đây? Con gì đây? …..
Để giải đáp được những thắc mắc hàng ngày người lớn cần trả lời những câu hỏi của trẻ rõ ràng, ngắn gọn đồng thời cần cung cấp cho trẻ thêm hiểu biết về thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc. Chính vì vậy mà mỗi giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ cần trú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ , đó là nhịêm vụ quan trọng hàng đầu . Bởi ngôn ngữ là phương tiện để trẻ tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh được dễ dàng và hiệu quả nhất:
       1. Giáo viên cần hiểu tâm sinh lý của trẻ:
*Đặc điểm phát âm:
         Trẻ đã phát âm đượccác âm khác nhau. Phát âm được các âm của lời nói nhưng vẫn còn ê a. Trẻ hay phát âm sai ở những từ khó, những từ có 2/ 3 âm tiết như: Lựu/ lịu, hươu/ hiu, hoa sen / hoa xem, thuyền buồm/ thiền bồm….
*Đặc điểm vốn từ:
       Vốn từ của trẻ còn rất ít. Danh từ và động từ ở trẻ chiếm ưu thế.
Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ đồ vật con vật, hành động trong giao tiếp quen thuộc hàng ngày. Những các từ chỉ khái niệm tương đối như: Hôm qua, hôm nay, ngày mai……trẻ sử dụng chưa chính xác. Một số trẻ đã biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như:  màu xanh, màu đỏ ,màu vàng…. Đã biết sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép với người lớn trong giao tiếp như: Cảm ơn cô, vâng ,dạ…
*Sắp xếp cấu trúc lời nói:
       Cách diễn đạt nội dung, sự liên kết các câu nói lại với nhau tạo thành chuỗi lời nói nhằm diễn tả trọn vẹn một ý, một nội dung ngắn gọn nào đó để giúp người nghe hiểu được, đối với một số trẻ là đơn giản- Nhưng đối với một số trẻ khác nhỏ tháng hơn lại là rất khó.
Nếu yêu cầu trẻ kể lại một câu chuyện hay tả lại một sự kiện, hiện tượng xảy ra đối với trẻ thì trẻ găp khó khăn. Cần phải tập luyện dần dần.
*Diễn đạt nội dung nói:
- Cách diễn đạt nội dung của trẻ ở lứa tuổi này còn ê a, ậm ừ . Đôi khi chưa diễn đạt được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản.
- Còn rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin trong khi giao tiếp.
*Đặc điểm ngữ pháp:
Trẻ nói được 1 số câu đơn giản, biết thể hiện nhu cầu mong muốn và hiểu biết của mình bằng 1 hay 2 câu.
VD: Cô ơi ! Con uống nước, con ăn kẹo…
      Trẻ đọc được các bài thơ, hát được các bài hát có 3 đến 5 câu ngắn. Trẻ có thể kể lại 1 đoạn truyện được nghe nhiều lần, có sự gợi ý. Tuy nhiên, đôi khi sự sắp xếp các từ trong câu còn chưa hợp lý.
Trẻ thường sử dụng câu cụt.VD: Nước, uống nước,…  Trong 1 số trường hợp trẻ dùng từ trong câu còn chưa chính xác, chủ yếu trẻ sử dụng câu đơn mở rộng.
2.Giáo viên cần giúp trẻ phát triển vốn từ, mạnh dạn, tự tin :
       Phát triển ngôn ngữ cho trẻ chính là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic có trình tự, chính xác một nội dung nhất định.
Để trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với mọi người với ngôn ngữ mạch lạc, giúp người nghe dễ hiểu thì trước hết cần:
*  làm phong phú vốn từ cho trẻ: Trẻ phải có vốn từ nhất định để giao tiếp với mọi người xung quanh, vì vậy giáo viên phải là người cung cấp vốn từ cho trẻ.
VD: Qua môn NBTN cô cung cấp cho trẻ từ chỉ đồ vật:  cái bàn, cái ghế, cái áo ,cái mũ,..từ chỉ con vật : con bò, con chó, con mèo…., màu sắc xanh, đỏ, vàng…
Qua môn thơ, chuyện cung cấp tên bài thơ , tên câu chuyện, tên nhân vật, những vần thơ hay, lời đối thoại của nhân vật….
*   Lựa chọn nội dung nói:
     Trẻ ở lứa tuổi 25/36 tháng tuổi còn nhỏ nên chưa có khả năng lựa chọn nội  dung diễn đạt vì vậy giáo viên cần phải hướng dẫn giúp trẻ.
    -Xác định nội dung cần nói của trẻ có nội dung thông báo ngắn gọn, rõ ràng. Xác định sự việc chính trong nhiều sự việc, xác định đặc điểm nổi bật, cơ bản của con vật, của cây, của đồ vật, của bức tranh, nội dung chính trong tác phẩm văn học…
VD: Về đồ vật: Tên gọi, hình dáng, công dụng, cách sử dụng.
        Về con vật: Tên gọi, hình dáng, tiếng kêu, lợi ích .
        Về cây: Tên gọi, hình dáng, màu sắc, công dụng.
- Sắp xếp nội dung đã lựa chọn cho lời nói của trẻ được đầy đủ, hợp lí và logich
VD: Cho trẻ nhận biết gọi tên:Từ tổng quát đến chi tiết- Từ đầu đến chân, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới,từ trái qua phải…..
   *Lựa chọn từ:
Sau khi đã lựa chọn nội dung rồi thì trẻ cần lựa chọn từ để diễn tả chính xác nội dung mình cần thông báo. Chọn từ giúp cho lời nói của trẻ rõ ràng, chính xác và mang sắc thái biểu cảm. Sự liên kết cái câu nói lại với nhau tạo thành chuỗi lời nói nhằm diễn tả trọn vẹn một ý, một nội dung nào đó giúp người ta hiểu được đây là sự sản xuất toàn bộ nội dung thông báo một cách có logic.
      Để diển tả một ý, một nội dung ngắn ngọn nào đó thì việc sắp xếp cấu trúc lời nói là đơn giản đối với một số trẻ, nhưng khó khăn với một số trẻ còn ít tháng . Nhưng yêu cầu kể lại truyện hay những hiện tượng, sự kiện xảy ra trong đời sống thì trẻ gặp khó khăn. Chính vì vậy mà giáo viên phải rèn cho trẻ dần dần chứ không phải là việc làm có thể khắc phục ngay được.
       3. Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng tháng  xuyên suốt 1 năm học:
* Tháng 9, 10: Phát triển khả năng nghe hiểu cho trẻ:
     Chọn những bài tập luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác, cho trẻ nghe những bài hát, những câu truyện, những bài đồng dao,… Tạo điều kiện để trẻ tập chung chú ý luyện khả năng chú ý thính giác cho trẻ thông qua các bài tập, trò chơi: Tai ai thính ? Ai đoán giỏi?... Cố gắng phát âm đúng, không phát âm sai vì trẻ hay bắt trước. Sửa lỗi phát âm cho trẻ khi trẻ phát âm sai ở mọi lúc mọi nơi trong cái hoạt động hàng ngày.
*Tháng 11, 12: Nghe, nhắc lại các âm, tiếng và câu nhằm phong phú vốn từ cho trẻ:
Giáo viên cần nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích nghĩa của từ khó giúp cho trẻ hiểu, nhớ và vận dụng được các từ để đặt câu. Để đẩy mạnh sự phát triển, khả năng vận động của cơ quan phát âm, cần tập cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp:
VD: Con có cái ca, cô cắt quả cà, con cầm cái ca, cùng cười ha        ha..
        Có con Ba Ba, đội nhà đi trốn, bì bà bì bõm, bé bắt BaBa.
        Bà bảo bé, bé bế búp bê, bé bồng, bé bế, búp bê ngoan nào.
Cô tổ chức những trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ:
VD: trò chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật, ai nhanh hơn, thi xem ai giỏi hơn.
*Tháng 1, 2: Vẫn xuyên suốt 2 nhiệm vụ trên nhưng đào sâu vấn đề luyện trí nhớ cho trẻ qua cái bài thơ, đồng dao, bài đồng dao được phổ nhạc như bài: “Con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt, leo vào leo ra” ...., đặc biệt là những câu chuyện kể đầy hấp dẫn và lôi cuốn. Gợi ý cho trẻ sử dụng những loại câu đơn giản đủ nghĩa.
*Tháng 3, 4, 5: Xây dựng những trò chơi giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc.
 VD: Trẻ nói theo mẫu câu của 1 câu truyện nào đó:< Chiếp chiếp cứu tôi với.  con xin lỗi mẹ …>. cho trẻ chơi từ dễ đến khó, các mẫu câu phức tạp gần lên. Để củng cố kĩ năng nói đúng ngữ pháp, pháp triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.
Một khi đã có một số lượng vốn từ phong phú trẻ sẽ tự tin giao tiếp với mọi người một cách hứng thú hơn.
     4. Trang trí lớp học, các góc chơi, làm đô dùng đồ chơi theo từng chủ để nhánh phong phú, bắt mắt, hấp dẫn trẻ:
   . Tận dụng tất cả những nguyên vật liệu có thế sử dụng làm đồ dùng đồ chơi như lịch cũ, ống lon, chai nhựa ..cô khuyến khích trẻ cùng làm với cô, vừa làm vừa trò chuyện, qua đó cung cấp vốn từ thêm cho trẻ.
Dựa vào từng chủ đề lên kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi một cách cụ thể. Mỗi chủ đề đều có  bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học, vui chơi của trẻ.
    5. Phối hợp với phụ huynh:
- Trao đổi với phụ huynh cố gắng dành thời gian để trò chuyện, tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng, mạnh lạc, tốc độ vừa nghe để trẻ nghe cho dễ.
- Cha mẹ, người thân cố gắng phát âm đúng, không nên bắt trước những từ trẻ nói ngọng mà cần phải sửa sai ngay những từ trẻ nói sai cho trẻ để trẻ bắt chước được cho đúng.
- Khuyến khích hoặc tuyên truyền với phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, tập cho trẻ nói ở mọi lúc mọi nơi, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác...
- Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ như: Hôm nay con đi học cô cho con ăn gi? Đén lớp con có ngoan không?
       6.  Biện Pháp, giải pháp khác giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
- Tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học thoải mái cho trẻ.
VD: |Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học tận dụng không gian lớp học để bày dụng cụ kể chuyện, thơ: mô hình, rối, tranh ảnh…cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
- Chú ý đến khả năng phát âm của từng trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai, rèn luyện khả năng ngôn ngữ cho trẻ.
- Cần luyện cho trẻ khi diễn đạt phải ngắt nghỉ đúng giọng, luyện cho trẻ có tác phong khi nói thoải mái, tự nhiên. Khi nói nhìn thẳng vào mặt người nghe.
- Luyện ngôn ngữ mạch lạc thể hiện qua việc thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ đối thoại qua trò chơi, qua môn thơ, truyện, nhận biết tập nói và nhiệm vụ luyện trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc phải được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi sinh hoạt hàng ngày của trẻ.tiếp tục dạy trẻ cách nghe. hiểu, trả lời câu hỏi của người lớn, biết trò chuyện với những người xung quanh.dạy trẻ kể chuyện về đồ chơi đồ vật xung quanh trẻ, theo tranh vẽ …có trình tự , diễn cảm .
          III. Tổ chức triển khai thực hiện:
          Sáng kiến này được tổ chức và triển khai thực hiện trong năm học 2011-2012. với sự hợp tác của 9 giáo viên của 3 lớp 25-36 tháng để thực hiện, bằng cách thực hiện theo kế hoạch đã lên, phối hợp với phụ huynh, dạy mẫu, dự giờ, đánh giá góp ý rút kinh nghiệm của các giáo viên trong tổ.
         C. KẾT QUẢ THỰC HIỆN SAU MỘT NĂM
         Qua một năm thực hiện đã đạt được những kết quả sau :
*Đối với giáo viên:
-  Giáo viên đã hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ đó có kế hoạch cụ thể về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 *Đối với trẻ:
-  90 % số trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp với cô và các bạn trong lớp, với mọi người xung quanh.
- Vốn từ của trẻ đã phong phú hơn rất nhiều so với đầu năm học.Trẻ đã có thể tự đề nghị với cô điều trẻ muốn. Đã có trẻ tự kể lại được với cô một sự việc, hiện tượng vừa xảy ra, có trẻ đã kể lại được một câu chuyện ngắn với sự giúp đỡ của cô cho cô và các bạn nghe.
 - Trẻ đã biết cách sắp xếp trật tự các từ trong câu nên khi trẻ nói trẻ không bớt từ.  Trẻ đã phát âm được cả câu trọn vẹn.
-  Khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của cô đã tốt hơn rất nhiều. Trẻ đã biết cách trình bày có trình tự, chính xác một nôi dung nhất định với cô.  Cách diễn đạt lời nói của trẻ đã lưu loát hơn nhiều so với đầu năm học, có trẻ đã có thể kể lại một sự việc mới xảy ra, có trẻ đã kể lại được câu chuyện ngắn với sự giúp đỡ của cô.
- Khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của trẻ đã tiến bộ rõ rệt.
 D.  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  
      1. Kết luận :
Trên đây là SKKN : “Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng” nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt, giúp giáo viên có kế hoạch và cách tổ chức tốt giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
      2 . Kiến nghị:
          Tôi rất mong sự quan tâm hơn  nữa của các cấp lãnh đạo đối với viêc chăm sóc và giáo dục trẻ

                                                                 
                                                                       Người thực hiện
                                                                     

                                                                 Nguyễn Thị Phương Thúy


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC


................................................................................................................................ ................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


Xã điểm hoàn thành xây dựng Nông thôn mới năm 2015?

Một góc trung tâm thị trấn Hai Riêng, Sông Hinh
Đồng chí Đặng Đình Toại, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh cùng Ban chỉ chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Sông Hinh vừa có chuyến làm việc với xã Ea Ly và Đức Bình Tây kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
 Báo cáo của xã Đức Bình Tây cho thấy, trong năm 2013 chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được 7 tiêu chí gồm: Tiêu chí số 2 giao thông, tiêu chí số 7 chợ, tiêu chí số 8 bưu điện, tiêu chí số 10 thu nhập, tiêu chí số 12 tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, tiêu chí số 14 giáo dục, tiêu chí 15 y tế. Nâng tổng số tiêu chí đạt được là 11 tiêu chí  (Tăng 7 tiêu chí so với năm 2012).
Khó khăn chung của xã trong việc thực hiện nông thôn mới là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phụ trách từng tiêu chí còn hạn chế.; Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó ý thức của một số cán bộ và nhân dân chưa thật sự thấu hiểu rõ lợi ích lâu dài của chương trình mang lại.
Xã Đức bình Tây kiến nghị với cấp trên cần đầu tư nguồn lực tài chính mạnh hơn nữa; tăng cường công tác tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách nông thôn mới và cán bộ các ngành được giao nhiệm vụ phụ trách từng tiêu chí;  Cần có nhiều mô hình, điểm hình đem lại hiệu quả năng xuất cao để phổ biến và nhân rộng.
Kết luận tại buổi làm việc với xã Đức Bình Tây, Chủ tịch UBND huyện Đặng Đình Toại biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân xã đã đạt được trong thời gian qua, mặc dù không phải là xã điểm nông thôn mới, nhưng với tinh thần chỉ đạo quyết liệt, đoàn kết thống nhất từ Đảng đến dân, xã Đức Bình Tây đã hoàn thành 11trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian tới, việc giữ vững và hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới còn nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có sự tập trung trong chỉ đạo, tăng cường công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ chủ thể trong xây dựng nông thôn mới là người dân, dân làm chủ và quyết định. Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện Sông Hin cũng thống nhất ưu tiên vốn đầu tư xây dựng một số công trình lớn của xã như: công trình nước sạch, xây dựng và nâng cấp một số nhà văn hóa.
Tại xã Ea Ly, trên cơ sở lộ trình thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới được UBND huyện phê duyệt, đến nay địa phương đã thực hiện đạt 9/19 tiêu chí. Tuy nhiên quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: địa hình miền núi đồi dốc, dân cư không tập trung; đời sống một bộ phận lớn nhân dân còn nghèo nên huy động vốn đóng góp nhân dân hạn chế; tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức 48%, theo lộ trình giảm đến dưới 5% vào năm 2015 là việc rất khó. Sau khi đi kiểm tra thực tế ở một số cơ sở, Chủ tịch UBND huyện Đặng Đình Toại phát biểu trong đó nhấn mạnh:  Xã Ea Ly là xã Điểm xây dựng nông thôn mới, nhiệm vụ thực hiện từ đây đến năm 2015 là hết sức cấp bách; yêu cầu Ban chỉ đạo nông thôn mới của xã cần nâng cao nhận thức cho từng cán bộ, đảng viên và nhân dân; giao nhiệm vụ cụ thể từng người, từng thành viên, có kế hoạch chi tiết, cụ thể để thực hiện. Trong quá trình triển khai, cần báo cáo thường xuyên về Ban chỉ đạo cấp huyện để kịp thời giải quyết. Đoàn công tác thống nhất phân loại rõ những phần việc nào cần hỗ trợ của cấp trên, phần việc nào của địa phương và yêu cầu cầu xã triển khai thực hiện tất cả các tiêu chí còn lại ngay từ đầu năm 2014.  

V. Thùy

Triển khai kế hoạch tổ chức Đại Hội TDTT lần thứ 4

UBND huyện Sông Hinh vừa triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội thể dục thể thao lần thứ 4 năm 2014. Theo đó, trong đại hội thể dục thể thao lần này được chia thành ba khối: Khối xã miền núi, khối  thị trấn-xã đồng bằng và khối trường học- cơ quan ban ngành- lực lượng vũ trang. Nội dung gồm 12 môn thi đấu: Bóng chuyền, đua thuyền, cầu lông, bóng đá, quần vợt, việt dã, bơi, đẩy gậy, bắn nỏ, kéo co, bi da, cà kheo; trong đó đã có 02 môn hoàn thành thi đấu là bóng chuyền và đua thuyền. Dự kiến giải khai mạc vào 19 giờ 00’ ngày 01 tháng 4 năm 2014 và kết thúc vào 15 giờ 00’ ngày 06/4/2014.

V. Thùy

Học Bác Hồ nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm

Ban Thường  vụ Huyện ủy Sông Hinh vừa tổ chức hội nghị cán bộ lãnh đạo toàn huyện học tập chuyên đề năm 2014 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về vêu cao tnh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”.

Hội khỏe Phù Đổng huyện Sông Hinh thành công tốt đẹp

Sau bốn ngày thi đấu sôi nổi, sáng 22/2, Phòng Giáo dục huyện Sông Hinh bế mạc Hội khỏe Phù Đổng lần thứ 13 năm học 2013-2014. Kết quả ở bậc tiểu học: Nhất toàn đoàn thuộc về đơn vị Trường tiểu học Thị trấn Hai Riêng Số 1; Nhì thuộc  trường tiểu học Thị trấn Hai Riêng Số 2, giải ba toàn đoàn: Trường tiểu học Tân Lập. Ở cấp THCS:  Nhất toàn đoàn:  TrườngTHCS Trần Phú;  nhì toàn đoàn: Trường THCS Ea Trol; giải ba toàn đoàn: Trường THCS Đức Bình Đông

Cần nhiều hoạt động giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ

Nhằm trang bị cho cán bộ Đoàn, đoàn viên nắm được những vấn đề lý luận cơ bản nhất về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, về hệ thống chính trị nước ta và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Năm 2013, Huyện đoàn Sông hinh đã tổ chức 10 đợt học tập nghiên cứu 6 bài học lý luận chính trị cho hơn 2100 lượt đoàn viên tham gia. Ngoài ra, Huyện đoàn còn thổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa, thiết thực nhân các ngày lễ lớn trong năm như: Liên hoan tuyên truyền ca khúc cách mạng; lễ thắp nến tri ân liệt sỹ; thăm hỏi gia đình chính sách, người có công…
Đây là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ Đoàn, đoàn viên, qua đó củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới của đất nước, từ đó tham gia xây dựng hệ thống chính trị và xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh; đề ra các giải pháp, các chương trình hành động nhằm thể hiện vai trò, trách nhiệm của đoàn viên tham gia phát triển và bảo vệ đất nước./.


Ngọc Ly

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nhiệm vụ quan trọng cần khẩn trương hoàn thành

Sáng ngày 21/2/2014, UBND huyện Sông hinh tổ chức hội nghị đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014. Đồng chí Nguyễn Như Thức- Giám đốc sở TNMT tỉnh đã tham dự hội nghị

Đưa Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào cuộc sống


Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, ngày 28 tháng 11 năm 2013, đã thông qua, hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Để Hiến pháp đi vào đời sống, Tỉnh ủy Phú Yên vừa có chỉ thị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các hội, đoàn thể trong tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, trong đó tập trung vào các nội dung như: tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến các tầng lớp nhân dân, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về hiến pháp, tôn trọng và chấp hành Hiến pháp; Các cơ quan, đơn vị thẩm quyền rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản qui phạm pháp luật phù hợp với qui định mới của Hiến pháp; Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc tổ chức việc thi hành thực hiện Hiến pháp; kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc trong quá trình tổ chức thi hành; Nêu cao cảnh giác kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng việc triển khai Hiến pháp để tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.

V. Thùy

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Vài hình ảnh Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm Ea Bia, Sông Hinh, Phú Yên

lên nhà sàn vào nhà Tun H'Dom...
... và ân cần thăm hỏi

Đoàn công tác cùng Chủ tịch 
Thăm hỏi cuộc sống người dân tộc thiểu số
Tạm biệt Chủ tịch nước

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Sông Hinh: Đón Chủ tịch nước đến thăm xã Ea Bia

Chủ Tịch Trương Tấn Sang nói chuyện với người dân xã Ea Bia, Sông Hinh, Phú Yên
Nhân chuyến làm việc tại Phú Yên, sáng ngày 22/2/2014, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã về thăm cán bộ và nhân dân xã Ea Bia, huyện Sông Hinh. Cùng đi với đoàn có các đồng chí Đinh Văn Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương; Chu Văn Yêm, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT; Nguyễn Văn Công, Thứ trưởng Bộ GTVT; thiếu tướng Đoàn Kiểu, Phó tư lệnh Quân khu 5. Về phía tỉnh có các đồng chí Đào Tấn Lộc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Phạm Đình Cự, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các Ban Đảng Tỉnh ủy; các sở, ban ngành liên quan. Tiếp đón Chủ tịch nước và đoàn công tác về phía huyện có đồng chí Lê Tấn Hổ, Tỉnh ủy viên, Bí Thư Huyện ủy Sông Hinh; đồng chí Nguyễn Sáu, Phó Bí thư Huyện ủy; Đ/c Đặng Đình Toại, Chủ tịch UBND huyện cùng các đồng chí trực Huyện ủy; các đồng chí Phó CT UBND; Về phía xã có các đồng chí  Ksor Chiểu, Bí thư  Đảng ủy xã Ea Bia; Nay Y Sét, CT UBND xã Ea Bia cùng đông đảo cán bộ, già làng, người có uy tín, đại diện hộ dân tiêu biểu và đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí đã về dự.
Tun H'Dom phấn khởi, hồi hộp đợi Chủ tịch nước
Ngay sau khi đặt chân đến Ea Bia, chủ tịch nước đã đến thăm Tun H Dom, buôn Hai K Rông. Tun H Dom năm đã ngoài 80 tuổi, là hộ nghèo; trong năm qua, nhờ chương trình nhà đại đoàn kết, Tun Dom đã có ngôi nhà sàn mới sạch sẽ, chắc chắn. Trong cuộc sống, Tin Dom luôn gương mẫu giáo dục con cái, khuyên giải hàng xóm làng giềng chấp hành tốt các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ân cần hỏi thăm sức khỏe, cuộc sống và mong muốn gia đình, bà con xóm làng tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, phấn đấu tăng gia sản xuất để thoát nghèo và xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.
Chủ tịch nước chụp ảnh lưu niệm với cán bộ và nhân dân
Rời nhà Tun H Dom, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến trụ sở UBNDEa Bia, tại đây đã có đông đảo cán bộ, già làng, người có uy tín và đại diện nhân dân các thôn buôn trong xã. Tại buổi làm việc, đồng chí Ksor Chiểu, Bí thư Đảng ủy xã Ea Bia đã báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội của xã trong thời gian qua, trong đó nêu rõ: Ea Bia là xã đồng bào dân tộc thiểu số, cách trung tâm huyện lị 4km, dân số hơn 2.500 người chủ yếu là người Ê Đê và một số ít là người kinh, Tày, Dao và ba na, các dân tộc chung sống đoàn kết và lưu giữ những nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc như: hát khan, cồng chiêng A Ráp, trống đôi, kèn lá, đàn goong, đàn tính, hát then. Đây cũng là vùng đất giàu truyền thống hào hùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc.
Chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo địa phương

Với sự quan tâm của Đảng, nhà nước, trong những năm qua, kinh tế, văn hóa xã hội xã Ea Bia không ngừng phát triển, diện tích cây gieo trồng hàng năm đạt hơn 1.700 ha, tổng sản lượng lương thực đạt hơn 1.700 tấn; nhiều mô hình chuyển đổi kinh tế như  trồng cây cao su, trồng sắn cao sản đang được nhân dân thực hiện; công tác y tế, giáo dục được đảm bảo, đáp ứng yêu cầu cuộc sống của người dân; các chế độ chính sách người có công cách mạng, người nghèo, người dân tộc thiểu số được thực hiện kịp thời. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững…
Cũng tại buổi làm việc, đồng chí Lê Tấn Hổ, Bí thư Huyện ủy Sông Hinh đã có cáo cáo nhanh với Chủ tịch nước về tình hình địa phương, trong đó nhấn mạnh: Sông Hinh là huyện miền núi nằm phía Tây nam tỉnh Phú Yên có tổng diện tích 886 km2, dân số khoảng 46 nghìn người, trong đó có gần 50% là người dân tộc thiểu số. Nơi đây hội tụ 19 dân tộc khác nhau đến từ mọi miền tổ quốc về đây đoàn kết cùng sinh sống.  Với sự nỗ lực chung, đến nay 100 thôn buôn đa có điện lưới quốc gia, 98 hộ dân được sử dụng điện; 91% hộ có nước sạch; chấm rứt tình trạng du canh, du cư; Hệ thống thủy lợi được xây dựng tưới tiêu hơn 1.600ha lúa nước, đảm bảo an ninh lương thực địa phương. Đáng mừng là khí hậu, thổ nhưỡng đất đai phù hợp với nhiều cây công nghiệp có giá trị như Cao su, hồ tiêu… Việc sản xuất sắn, mía với hơn chục ngàn hecta gắn với chế biến tại chỗ đã mang lại nguồn lợ đáng kể cho địa phương. Đến năm 2013, thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên 14 triệu đồng, tăng 6 triệu đồng so với năm 2010; thu ngân sách hơn 70 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2010; Kinh tế mỗi năm tăng trưởng từ 10 đến 15%, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên là huyện miền núi, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, trình độ dân trí còn thấp… Để thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bên cạnh sự nỗ lực của địa phương, thì rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương. 
Trong buổi làm việc, với tinh thần cởi mở, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trực tiếp nghe ý kiến phát biểu của người dân địa phương. Hầu hết các ý kiến phát biểu của người dân bày tỏ tình cảm sâu sắc với chủ tịch nước mặc dù bận rộn công việc, đường xá xa xôi đã về thăm hỏi tận tình chu đáo đến đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cùng sâu vùng xa;đồng thời khẳng định, trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống của bà con nơi đây ngày càng ổn định, đời sống ngày càng ấm no, hạnh phúc; Các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước được chính quyền các cấp triển khai kịp thời đến người dân như: hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, xóa nhà ở tạm, dạy cách trồng lúa nước, trồng sắn mía mang lại thu nhập cao; Hầu hết các thôn buôn có trường mẫu giáo, trẻ em đi học đúng độ tuổi; trạm y tế được đầu tư, đảm bảo tốt việc chăm sóc sức khỏe bước đầu cho nhân dân… Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đồng thời nhân dây mong muốn Đảng, nhà nước tiếp tục quan tâm hơn nữa, tăng cường mức đầu tư cơ sở hạ tầng, ruộng lúa nước, các công trình phúc lợi xã hội phục vụ dân sinh; tiếp tục hỗ trợ sản xuất nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.
  Sau khi tiếp thu các ý kiến của lãnh đạo xã, huyện và các ý kiến đại diện nhân dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu đánh giá cao những nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân xã Ea Bia nói riêng của toàn huyện nói chung. Nhìn tổng quan, bên cạnh những thành tựu thì tương lai kinh tế rất rõ, diện mạo nông thôn đã đổi thay; chất lượng sống của hộ nghèo đã được nâng lên; mọi người đều có nhà ở, có điện sinh hoạt, có nước sạch, đường xá đi lại thuận tiện; Tiềm năng đất đai màu mỡ cùng với các cây trồng có giá trị cao như sắn, mía, cao su, hồ tiêu… thì việc giảm nghèo đối với đồng bào chỉ còn là thời gian không xa. Chủ tịch nước Trương Tán Sang cũng nhấn mạnh, cùng với việc phát triển kinh tế, cần chú trọng công tác bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc; mạnh dạn vươn lên làm giàu; xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; đoàn kết đồng tâm hiệp lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Chủ tịch Trương Tấn Sang nói:
Nhân chuyến về thăm xã Ea Bia, chủ tịch Trương Tấn Sang đã trồng cây lưu niệm tại khuôn viên trụ sở xã; tặng 10 suất quà cho các hộ nghèo; 02 suất quà cho các hộ gia đình chính sách tiêu biểu, mỗi suất trị giá 2 triêu đồng.
V Thùy
   



Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Thị trấn Hai Riêng chào xuân 2014

Ngã tư trung tâm thị trấn Hai Riêng xuân 2014
Thị trấn Hai Riêng có 10 khu phố, 05 buôn với 2.761 hộ 11.335 khẩu. Nơi đây tập trung nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, bộ máy chính quyền dân chủ, vững mạnh, thị trấn Hai Riêng đã thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, huy động mọi nguồn lực nhằm xây dựng thị trấn Hai Riêng từng bước xứng tầm là trung tâm huyện lỵ.
Với tinh thần đó, các hội, ban ngành đoàn thể đã đề ra nhiều chủ trương, thực hiện nhiều chính sách nhằm định hướng nhân dân khai thác mọi tiềm năng lợi thế đất đai; chuyển đổi các cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng. Kết quả trong năm qua, diện tích gieo trồng toàn thị trấn đạt hơn 2.700hecta, trong đó chủ yếu là sắn, mía, lúa, ngô, cây thực phẩm, cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày. Điều đặc biệt, với sự hỗ trợ, động viên kịp thời của chính quyền, các ban ngành đoàn thể, nông dân thị trấn Hai riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Sản xuất mía lưu gốc 10 năm của hộ ông Đặng quốc Dụ khu phố 9, ông Dương Thanh, Khu phố 1, vẫn đảm năng xuất 70 đến 80 tấn/hecta; sản xuất lúa lai năng xuất đạt 8 tạ mỗi sào, cao hơn lúa thường 2,2 tạ/sào của hộ ông Nguyễn Hữu Đoàn, hay mô hình trồng cam của ông Võ Minh Tuấn, khu phố 10 mang lại lợi nhuận gần 200 triệu đồng mỗi năm mà chỉ có vẻn vẹn chưa đến 3 sào vườn. Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Hải, Chủ tịch Hội nông dân thị trấn Hai Riêng cho biết: Để bà con nông dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, Hội đã phối hợp với phòng công thương, phòng Nông nghiệp và các cơ quan chuyên môn cấp trên mở nhiều lớp tập huấn cho hàng trăm hộ dân như kỹ thuật trồng sắn mía thâm canh, trồng hoa cúc chậu, hoa cúc cắt cành; Thành lập câu lạc bộ hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi; tổ chức thăm quan các mô hình sản xuất mới mang hiệu quả kinh tế cao để học hỏi kinh nghiệm… Nhờ vậy hầu hết các cây trồng vật nuôi của nông dân địa bàn thị trấn đều đạt năng suất, chất lượng, đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân.
Ông Võ Minh Tuấn thu lợi nhuận trên 200 triệu đồng/năm từ vườn cam 3 sào

Với việc phát huy lợi thế là trung tâm kinh tế của huyện, hiện toàn thị trấn có 786 hộ sản xuất, kinh doanh trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ làm ăn có hiệu quả. Cùng với đó, nhiều ngành nghề sản xuất mới phục vụ nhu cầu người tiêu dùng được các hộ dân khai thác triệt để như trồng rau kinh doanh ở khu phố 5, khu phố 7; xay sát lúa, bán gạo, nuôi heo đen; mở bán hàng ăn uống phục vụ người dân địa phương và du khách... mặc dù đây là những ngành nghề phụ nhưng thực tế đã mang lại hiệu quả không nhỏ trong mỗi gia đình. Đặc biệt, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư hàng chục, hàng trăm thậm chí cả tỷ đồng để mở các cửa hàng, đại lý, siêu thị mang đến những sản phẩm mới, chất lượng cho người tiêu dùng với cung cách phục vụ tận tình, chu đáo và trách nhiệm. Bên cạnh đó tiểu thương chợ Hai Riêng buôn bán ngày càng ổn định, hàng hóa được đầu tư ngày càng phong phú, đa dạng chủng loại, phong phú mẫu mã phục vụ đầy đủ nhu cầu khách hàng với phong cách kinh doanh ngày càng chuyên nghiệp hơn. Anh Tống Phước Thanh, một tiểu thương kinh doanh nhiều năm qua ở Trung tâm thương mại thị trấn Hai Riêng cho biết: vài năm gần đây, cây công nghiệp phát triển, thu nhập của bà con nông dân ngày càng khấm khá, nhu cầu mua sắm hàng hóa nâng lên lên rõ rệt, tiểu thương chúng tôi đầu tư hết mức có thể, để phần nào đáp ứng nhu cầu của bà con nhân dân. Bên cạnh đó, nghĩa vụ thuế, phí tiểu thương chúng tôi luôn chấp hành nghiêm túc đúng theo qui định.

Với những nỗ lực chung của toàn thị trấn, trong năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn bất lợi, song, đảng bộ và nhân dân thị trấn hai riêng đã gặt hái được nhiều thành quả quan trọng, tổng giá trị sản xuất các ngành 37,4 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch; thu nhập bình quân đầu người tăng lên 15,5 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo giảm 6,2% so với năm 2012; Thu ngân sách địa phương hơn 01 tỷ đồng, vượt 17% so với dự toán.
Công viên 25/2
Kinh tế phát triển, đời sống không ngừng được nâng lên, nhân dân các tng lớp ngày càng tích cực xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng khu phố, buôn ngày thêm khang trang sạch đẹp. Đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ góp công, góp tiền cùng nhà nước xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung. Tiêu biểu như: cán bộ, nhân dân khu phố 5, 6 đóng góp 50% tiền gạch để cải tạo vỉa hè đường Trần Hưng Đạo với số tiền trên một trăm triệu đồng; các khu phố, tổ dân phố huy động hàng trăm ngày công của nhân dân, hơn 150m3 đất đá sửa chữa các tuyến đường ở khu xóm; Tổ hai, khu phố 5 đã tự nguyện đóng góp 25 triệu đồng để mua đất mở đường tạo tạo thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất. Nhân dân khu phố 6 tự nguyện góp hơn 50 triệu đồng làm hơn 240m đường giao thông bê tông. Ông Lê Nhật Yên, một người dân khu phố 6 bày tỏ: Hưởng ứng tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm, bà con nhân dân khu phố phấn khởi góp công, góp của làm đường giao thông. Bây giờ thì tốt rồi, đã có đường bê tông kiên cố, không còn trơn trượt, lầy lội như trước nữa.
Đua thuyền truyền thống đầu năm 2014
Về Hai Riêng hôm nay, cảm nhận đầu tiên là sự đổi thay đầy ấn tượng, một phố núi sừng sững khang trang với những ngôi nhà tầng mới xây kiên cố, hệ thống đèn đường chiếu sáng phục vụ đi lại cả đêm; Nhiều cửa hàng lớn, siêu thị với cung cách phục vụ hiện đại làm hài lòng với tất cả những ai khó tính nhất; Dọc đường Trần Hưng Đạo đoạn từ ngã tư đến đường Trần Phú được mở mang tạo ra không gian rộng rãi, thoáng đãng; hai bên vỉa hè lát gạch đỏ au cùng hàng cây thẳng đều tăm tắp. Đi thẳng xuống hồ trung tâm, công trình bờ kè ven hồ hoàn thành đã tạo lên điểm nhấn mới, sự kết hợp hài hòa giữa hồ nước cây cầu, công viên 25/2 và mây núi đã tạo lên cảnh đẹp hùng vĩ đặc trưng của một phố núi để lại những ấn tượng đẹp cho những ai nếu có dịp ghé thăm. Chủ tịch UBND thị trấn Hai Riêng Mai Văn Chiến phấn khởi bày tỏ: “Bên cạnh sự quan tâm đầu tư của cấp trên, những kết quả đạt được trong năm 2013 là nhờ tinh thần đoàn kết thống nhất cao trong Đảng bộ, chính quyền, các hội đoàn thể và toàn thể nhân dân thị trấn Hai Riêng cùng chung tay góp sức. Những kết quả đó là niềm phấn khởi, niềm tin để thị trấn Hai Riêng bước vào năm mới với những thành quả mới”
Bờ hồ trung tâm- điểm du lịch, nghỉ mát lý tưởng...
... nơi đây có phong cảnh non nước hữu tình.


V. Thùy